THIẾT KẾ KỸ THUẬT – DỰ TOÁN

THIẾT KẾ KỸ THUẬT DỰ TOÁN

Dự án: Thiết kế Kỹ thuật – Dự toán Đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký, cấp GCN, lập hồ sơ địa chính đối với phần diện tích có nguồn gốc từ nông, lâm trường và diện tích bàn giao cho huyện Phù Yên

 

 

MỞ ĐẦU

Xác định rõ phạm vi sử dụng đất, để quản lý chặt chẽ quỹ đất đã giao, đã cho thuê sử dụng; (Đồng thời xác định cụ thể phần diện tích nông, lâm trường trả lại cho địa phương ), hạn chế và ngăn ngừa tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai của nông trường tạo điều kiện sử dụng đất ngày càng có hiệu quả, theo đúng quy định của pháp Luật Đất đai.

 

Thực hiện Nghị định số 170/2004/NĐ-CP ngày 22/9/2004 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển nông trường quốc doanh; Nghị định số 200/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03/12/2004 về sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh, Công văn số 4043/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 01/11/2011 về việc hướng dẫn xác định, cắm mốc, đo đạc ranh giới, mốc ranh giới đất nông, lâm trường quốc doanh; Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp đổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Nông nghiệp, Công ty Lâm nghiệp, Tỉnh Sơn La đã tiến hành rà soát đánh giá lại 12 nông lâm trường (07 nông trường, 05 lâm trường)trên địa bàn.

Đến này đã hoàn thành việc xác định ranh giới, cắm mốc giới, đo đạc, lập bản đồ địa chính và hồ sơ ranh giới sử dụng đất theo Thiết kế kỹ thuật và – Dự toán xác định cắm mốc ranh giới sử dụng đất, đo đạc lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/10.000; lập hồ sơ địa chính phục vụ cấp GCNQSD đất, cho các nông, lâm trường trên địa bàn tỉnh Sơn La tại Quyết định số 571/QĐ-UBND ngày 23/3/2013 của UBND tỉnh (Quyết định 571).

Tuy nhiên, theo điểm a, khoản 1, Điều 46 Nghị định số 43/2014/NQ-CP ngày 15/4/2014 của Chính phủ qui định việc quản lý, sử dụng đất của các công ty nông, lâm nghiệp sau khi được sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động, trong đó yêu cầu “Rà soát hiện trạng sử dụng đất về vị trí, ranh giới quản lý, sử dụng đất; diện tích đất đang sử dụng đúng mục đích; diện tích đất sử dụng không đúng mục đích; diện tích đất không sử dụng; diện tích đất đang giao khoán, cho thuê, cho mượn, bị lấn chiếm, liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư và đang có tranh chấp”. Đồng thời thực hiện Công văn số 2574/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 28/6/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg, trong đó yêu cầu UBND tỉnh: Tập trung chỉ đạo hoàn thành trong năm 2016 nhiệm vụ lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất; đo đạc, lập bản đồ địa chính và cấp giấy CNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với phần đất các công ty nông, lâm trường giữ lại khi thực hiện sắp xếp theo Nghị định 118/2014/NĐ-CP; Tổng hợp khối lượng công việc và kinh phí xác định ranh giới, cắm mốc giới, đo đạc, lập bản đồ địa chính và hồ sơ ranh giới sử dụng đất; thực hiện thủ tục cho thuê đất, xác định giá đất, thu tiền thuê đất; cấp giấy chứng nhận…; Thu thập đầy đủ thông tin, đối tượng, số liệu hiện trạng đối với đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh. Như vậy khối lượng đã thực hiện theo thiết kế tại Quyết định 571 mới đáp ứng được việc đo đạc khoanh bao theo đường ranh giới, cắm mốc ranh giới và cấp giấy chứng nhận, chưa xác định được chi tiết diện tích, loại đất đang giao khoán, cho thuê, cho mượn, liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư và đang có tranh chấp để quản lý.

Ngày28/8/2018 Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hànhQuyết định số 2106/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch Đo đạc lập bản đồ địa chính đối với các công ty sử dụng đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường và phần đất các công ty chuyển giao cho UBND các huyện trên địa bàn tỉnh Sơn La

Do đó, việc lậpthiết kế đo đạc chi tiết tỷ lệ 1/1000,1/2000, 1/5000cho nông, lâm trường trên địa bàn huyện là hết sức cần thiết, làm cơ sở để thuận lợi nông trườngtrong quản lý sử dụng đất, tránh tình trạng xẩy ra tranh chấp, lấn chiếm đất đai.

Xuất phát từ sự cần thiết nêu trên, Ủy ban nhân dân huyện Phù Yênchỉ đạo xây dựng Dự án Đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký, cấp GCN, lập hồ sơ địa chính đối với phần diện tích có nguồn gốc từ nông, lâm trườngvà diện tích bàn giao cho huyện Phù Yên với những nội dung sau:

  1. Tên dự án: Thiết kế Kỹ thuật – Dự toán Đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký, cấp GCN, lập hồ sơ địa chính đối với phần diện tích có nguồn gốc từ nông, lâm trườngvà diện tích bàn giao cho huyện Phù Yên”.
  2. Cơ quan chủ quản dự án: Ủy ban nhân dân huyện Phù Yên.
  3. Cơ quan chủ đầu tư: Phòng Tài nguyên và Môi trường.
  4. Nguồn vốn đầu tư: Ngân sách Nhà nước.
  5. Đơn vị tư vấn thực hiện: Đơn vị có đủ tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật.
  6. Cơ quan phối hợp thực hiện: Các phòng, Ban ngành huyện, UBND các xã và nông, lâm trường.
  7. Thời gian thực hiện: Hoàn thành trong năm 2019.

Phạm vi, quy mô của Thiết kế kỹ thuật – Dự toán được thực hiện trên địa bàn 01 Công ty TNHH nhà nước một thành viên Lâm nghiệp Phù Yên và phần đất bàn giao về địa phương thuộccác xã Huy Bắc, xã Mường Cơi, xã Mường Do, xã Mường Lang, xã Tân Lang, xã Quang Huy, Thị trấn Phù Yên, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.

Thiết kế kỹ thuật – Dự toán gồm 6 phần:

– Phần I: Mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ và đặc điểm khu đo;

– Phần II: Phạm vi, tình hình và hiện trạng thông tin tư liệu của khu đo;

– Phần III: Thiết kế kỹ thuật;

– Phần IV: An toàn lao động, tổ chức thi công;

– Phần V: Dự toán kinh phí;

– Phần VI: Kết luận, kiến nghị.

 

Phần I

MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU NHIỆM VỤ VÀ ĐẶC ĐIỂM KHU ĐO

I. MỤC ĐÍCH

– Công tác Đo đạc lập bản đồ địa chính, đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000,1/2000, 1/5000phục vụ quản lý và giao đất cho nông, lâm trườngnhằm mục đích xác định rõ diện tích đất đang sử dụng đúng mục đích; diện tích đất sử dụng không đúng mục đích; diện tích đất không sử dụng; diện tích đất đang giao khoán, cho thuê, cho mượn, bị lấn, bị chiếm, liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư và đang có tranh chấp làm cơ sở cho việc quản lý sử dụng đất theo đúng quy định của Luật Đất đai.

– Phát hiện các vấn đề vướng mắc, hạn chế trong quản lý, sử dụng đất tại các nông trường, địa phương; trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp giải quyết, xử lý dứt điểm các vấn đề tồn tại trong việc quản lý, sử dụng đất của nông, lâm trường tại địa phương hiện nay

– Sau khi xác định chính xác diện tích, UBND tỉnh sẽ điều chỉnh diện tích, loại đất cho nông, lâm trường thuê theo diện tích đất thực tế trên bản đồ địa chính được đo đạc và thu tiền thuê đất theo quy định.

– Đo đạc, lập bản đồ địa chính xác định chính xác diện tích, loại đất, chủ sử dụng với các thửa đất do nông, lâm trường bàn giao cho UBND huyện.

– Sau khi đo đạc xong sẽ thực hiện cập nhật bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân

II. YÊU CẦU

– Thực hiện đúng quy định của pháp luật về đất đai, về đo đạc lập bản đồ; không làm ảnh hưởng đếnsản xuất, kinh doanh của nông, lâm trường và các hộ gia đình cá nhân có liên quan.

– Bản đồ địa chính phải đảm bảo độ chính xác theo yêu cầu cho nông, lâm trường dễ quản lý, thể hiện vị trí, ranh giới sử dụng đất; diện tích đất đã rà soát xong theo từng loại đất, hình thức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất. Nội dung bản đồ phải thể hiện đầy đủ theo các chỉ tiêu theo qui định, phục vụ thiết thực cho việc sử dụng đất của các nông, lâm trường trên địa bàn huyện.

– Bản đồ địa chính phải được thành lập theo hệ thống tọa độ Quốc gia VN-2000, kinh tuyến trục 104 00’, múi chiếu 3 độ.

III. NHIỆM VỤ

  1. Nhiệm vụ chung

– Thu thập, nghiên cứu các tài liệu, tư liệu, bản đồ, trang thiết bị máy móc kỹ thuật, khảo sát thực địa khu đo.

– Xây dựng lưới địa chính.

– Đo vẽ thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000,1/2000, 1/5000.

– Đối vớiđất củanông, lâm trường lý chỉ biên tập và chỉnh lý lại công tác nội nghiệpđể hoàn thiện và cấpđổi GCN.

– Cấp GCNQSD đất phầndiện tích bàn giao cho huyện Phù Yên.

  1. Nhiệm vụ cụ thể

2.1. Phạm vi nhiệm vụ:

-Đo đạc lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000 đối với tất cả các thửa đất ở, đất ao, vườn liền kề, đất ruộng lúa; lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000 đối với các thửa đất sản xuất nông nghiệpvà 1/5000 đất lâm nghiệp trên đồi dốc trong phạm vi sử dụng đấtnông, lâm trường;

– Lập hồ sơ đăng ký đất đai vàcấpgiấy CNQSD đấtphầndiện tích bàn giao cho huyện Phù Yên theo Thiết kế kỹ thuật – dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2.2. Khối lượng công việc:

– Đo đạc lập bản đồ địa chính: 208,58 ha, trong đó:

+ Đo đạc, lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000:  10,29 ha.

+ Đo đạc, lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000:  198,29 ha.

+ Lập hồ sơ đăng ký đất đai, cấp giấy CN QSD đất: 125 hồ sơ và 125 giấy CN QSD đất. Tổng số lượng thửa đất tăng thêm đối với đất sản xuất cấp chung GCN 47 thửa).

IV.ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI, HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CỦA ĐỊA PHƯƠNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH ĐO ĐẠC LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH

Khu vực đo vẽ vùng dự án nằm trên địa bàn huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La gồm các xã Huy Bắc, Mường Cơi, Mường Do, Mường Lang, Tân Lang, Quang Huy, Thị trấn Phù Yên, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.

1. Vị trí địa lý

Huyện Phù Yên có tổng diện tích tự nhiên 123.422,67 ha, chiếm 8,7% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh. Vị trí giáp ranh của huyện như sau:

– Phía Bắc giáp huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

– Phía Nam giáp huyện Mộc Châu

– Phía Đông giáp tỉnh Hòa Bình và Phú Thọ

– Phía Tây giáp huyện Bắc Yên

Trung tâm huyện Phù Yên là cánh đồng Mường Tấc (cánh đồng rộng thứ 4 của Tây Bắc), huyện nằm trên trục Quốc lộ 37, cách Thành phố Sơn La 135km và cách thủ đô Hà Nội 174km. Huyện Phù Yên có QL37, QL32B, QL43 và đặc biệt có sông Đà chảy qua địa bàn huyện, vì vậy đã tạo nên sự đa dạng về hệ thống giao thông (đường bộ và đường thuỷ), tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, thông thương hàng hoá trong và ngoài huyện.

2. Địa hình địa mạo

Địa hình Phù Yên có đặc điểm nổi bật là bị chia cắt mạnh với 4 tiểu vùng khác nhau:

* Tiểu vùng I: Bao gồm khu vực của 6 xã (Mường Thải, Mường Cơi, Tân Lang, Mường Lang, Mường Do, Mường Bang) chiếm khoảng 38% tổng diện tích toàn huyện. Nằm về phía Đông bắc của huyện, gồm các dãy núi cao, độ dốc lớn.

* Tiểu vùng II: Bao gồm khu vực của thị trấn Phù Yên và 8 xã (Huy Hạ, Huy Bắc, Huy Tường, Huy Thượng, Huy Tân, Quang Huy, Tường Phù, Gia Phù) chiếm khoảng 16% tổng diện tích toàn huyện. Nằm về phía Nam của huyện, địa hình lòng chảo được bao quanh bởi các dãy núi cao. Đây là vùng có địa hình tương đối bằng so với các vùng khác trong huyện, độ cao trung bình khoảng 175m so với mực nước biển.

* Tiểu vùng III: Bao gồm khu vực của 9 xã vùng sông Đà: Tường Hạ, Tường Thượng, Tường Tiến, Sập Xa, Đá Đỏ, Tân Phong, Tường Phong, Bắc Phong, Nam Phong, chiếm 26% diện tích tự nhiên toàn huyện. Nằm về phía Đông nam, địa hình phức tạp, phần lớn là các dãy núi cao, độ dốc lớn, đất bạc màu, tầng canh tác mỏng, ở giữa là sông Đà và suối Sập. Tiểu vùng có diện tích mặt nước hồ sông Đà rộng 3.079 ha, độ cao trung bình khoảng 250-300m so với mặt nước biển.

* Tiểu vùng IV: Bao gồm khu vực của 3 xã vùng cao: Kim Bon, Suối Tọ, Suối Bau, chiếm 20% diện tích tự nhiên toàn huyện, địa hình đồi núi cao, phức tạp, đất đai thường bị rửa trôi, bạc màu. 1/3 diện tích tự nhiên của vùng là đồi trọc (cỏ và lau lách). Độ cao trung bình của vùng là 800 – 1000m so với mặt nước biển.

3. Khí hậu

Khí hậu của Phù Yên nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều và chia làm hai mùa rõ rệt trong năm cụ thể như sau:

– Mùa mưa: Từ tháng 5 đến tháng 9, lượng mưa phân bố không đều, tập trung vào tháng 6, 7, 8 (chiếm 80% lượng mưa trong năm) cùng với địa hình nghiêng dốc, nên vào những thời điểm này thường xảy ra lũ ống, lũ quét cục bộ ở một số nơi, đất bị rửa trôi mạnh, bạc màu nhanh.

– Mùa khô: Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau cộng với gió tây khô nóng nên thường gây ra hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt là sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn Huyện.

– Nhiệt độ không khí trung bình là 20,90C; độ ẩm không khí dao động từ 75 – 85%; lượng mưa trung bình: 1.500 – 1.600 mm/năm, tổng số giờ nắng bình quân năm: 1.825 giờ/năm.

Khí hậu huyện Phù Yên còn được phân thành các vùng khác nhau do đặc điểm địa hình khác nhau, cụ thể:

Tiểu vùng 1: Khí hậu dịu mát, nhiệt độ bình quân 200C, lượng mưa cao nhất huyện, bình quân 1.800 mm/năm. Khí hậu của vùng thuận lợi cho việc trồng chè, trồng cây ăn quả nhiệt đới á nhiệt đới, cây đặc sản và trồng rừng kinh tế (phát triển rừng nguyên liệu bột giấy).

– Tiểu vùng II: Khí hậu nóng, nhiệt độ bình quân 230C, lượng mưa 1500mm/năm. khí hậu của vùng thuận lợi cho sản xuất thâm canh lúa nước, ngô lai, trồng rau sạch, cây trồng vụ 3.

– Tiểu vùng III: Nhiệt độ bình quân 210C, ít chịu ảnh hưởng của gió khô  nóng và gió mùa đông bắc, lượng mưa 1.600 mm/năm. Khí hậu của vùng phù hợp với việc trồng rừng kinh tế, rừng phòng hộ, trồng cây ăn quả…

– Tiểu vùng IV: Nhiệt độ bình quân210C, lượng mưa 1.700mm/năm, tạo ưu thế thuận lợi trồng cây ăn quả á nhiệt đới và cận ôn đới, trồng cây có hạt như đậu, đỗ lạc ngô….

Nhìn chung, khí hậu của Phù Yên phù hợp cho sinh trưởng và phát triển đa dạng các loại cây trồng nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc. Tuy nhiên do lượng mưa tập trung lớn vào mùa hè (80% lượng mưa trong năm) là điều kiện hình thành lũ ở những vùng đất dốc, gây khó khăn cho canh tác và đời sống của người dân. Mặt khác sương muối xuất hiện vào mùa đông cũng gây nên tác động xấu tới sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi và đời sống con người. Để khắc phục hạn chế này cần giải quyết tốt về thủy lợi và bố trí hệ thống cây trồng phù hợp với từng tiểu vùng.

4. Thủy văn         

Hệ thống sông suối trên địa bàn huyện khá phong phú, có 53 km dòng sông Đà chảy qua và có các suối lớn như Suối Tấc, Suối Sập, Suối Mía, Suối Khoáng cùng với nhiều khe suối nhỏ rải rác trên địa bàn huyện. Chế độ dòng chảy của hệ thống sông suối này bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thời tiết khí hậu và địa hình đặc trưng trong vùng. Đặc điểm về dòng chảy của hệ thống các sông suối này như sau:

– Vào mùa mưa: Dòng chảy của hệ thống các sông, suối này rất lớn, có khi còn gây ra lũ ống, lũ quét với sự lên xuống rất nhanh của mực nước, thời gian xuất hiện nhanh chỉ một vài giờ hoặc vài ngày liên tiếp.

– Vào mùa khô: Dòng chảy rất hạn chế, nhất là hệ thống các suối nhỏ, diện tích dòng chảy bé nguồn nước rất khan hiếm, gần như cạn kiệt. Lưu lượng cạn kiệt nhất thường tập trung vào tháng 3, 4 hàng năm.

  1. Các nguồn tài nguyên

5.1. Tài nguyên đất

Theo kết quả tổng hợp từ bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Sơn La, trên địa bàn huyện Phù Yên có 6 nhóm đất chính với 21 loại đất như sau:

– Nhóm đất đỏ vàng: Diện tích khoảng 91.330 ha chiếm 76,89% diện tích đất tự nhiên. Đây là nhóm đất phổ biến trên địa bàn huyện, gồm nhiều loại đất tốt chiếm tỷ lệ cao như: đất nâu đỏ trên đá macma trung tính và bazic (31,42%), đất đỏ vàng trên đá biến chất (29,84%), đất nâu đỏ trên đá vôi (10,62%)… Các loại đất này thường có tầng đất dày, độ phì  cao, tỷ lệ mùn lớn, phù hợp với việc phát triển nhiều loại cây trồng đặc biệt là vùng trồng chè, cây ăn quả, chất lượng cao. Phân bố ở tất cả các vùng I, III, IV và Huy Bắc, Quang Huy, Huy Hạ.

– Nhóm đất mùn đỏ vàng trên núi: Diện tích khoảng 17.150 ha chiếm 14,44% diện tích đất tự nhiên. Nhóm đất này thường có tầng dày trung bình, độ phì kém, đất thường bạc mầu, hạn chế cho sản xuất nông nghiệp, phân bố chủ yếu ở các vùng III và vùng IV như Mường Thải, Mường Bang, Mường Do, Suối Tọ, Kim Bon, Suối Bau.

– Nhóm đất đen: Diện tích khoảng 3.650 ha chiếm 3,33% diện tích đất tự nhiên. Đây là loại đất giàu mùn, trung tính hoặc kiềm, kết cấu tốt. Loại đất đen trên đá vôi thích hợp với việc trồng ngô, bông. Phân bố chủ yếu ở xã Mường Do, Đá Đỏ, Mường Lang.

– Nhóm đất phù sa: diện tích đất khoảng 3.080 ha chiếm khoảng 2,58% diện tích tự nhiên. Đây là diện tích đất tốt, tầng đất dày, độ phi cao, thích hợp với trồng lúa, các loại rau màu. Tập chung chính ở các xã vung II và một số ít ở xã vùng I.

– Nhóm đất thung lũng: diện tích khoảng 2.907 ha chiếm 2,45% diện tích đất tự nhiên. Loại đất này thường nằm dải rác ở những khu vực thung lũng ẩm ướt. Phân bố chủ yếu ở xã vùng I, vùng II.

– Nhóm đất cacbonat: diện tích đất khoảng 370 ha chiếm 0,31 diện tích tự nhiên có chủ yếu ở các xã Mường Bang, Sập Xa, Huy Thượng, Huy Tân.

Còn lại diện tích đất sông, suối, núi đá không điều tra.

 

5.2. Tài nguyên nước

Tài nguyên nước của Phù Yên tương đối dồi dào, bao gồm:

– Nguồn nước mặt: Phù Yên có nguồn nước mặt khá phong phú, gồm có 53km sông Đà và hệ thống các suối: Suối Tấc, Suối Sập, Suối Mia, Suối Khoáng, ngoài ra còn có 1 số lượng nước được chứa trong các ao hồ, đập chứa, kênh mương…. Tuy nhiên, phần lớn mực nước ở các sông suối đều thấp hơn rất nhiều so với mặt bằng đất canh tác và các khu dân cư, nên hiệu quả khai thác sử dụng vào sản xuất nông, lâm nghiệp rất hạn chế. Do vậy không ít những địa bàn tuy có điều kiện về đất đai nhưng khó khăn về nguồn nước (như vùng I, vùng IV).

Việc khai thác nguồn n­ước mặt phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện chủ yếu là làm đập dâng trên các con suối để cung cấp nư­ớc t­ưới cho cây trồng. N­ước sinh hoạt của nhân dân chủ yếu được khai thác thông qua hệ thống các khe mạch nước từ các dãy đồi núi (nư­ớc tự chảy).

– Nguồn nước ngầm: Qua kết quả điều tra, khảo sát cho thấy, hệ thống nước ngầm của huyện phân bố không đều, mực nước thấp, khai thác khó khăn. Nước ngầm chủ yếu được tồn tại ở các tầng chứa khe nứt trong các dẫy đá vôi trên địa bàn toàn huyện. Vì vậy việc khai thác nước ngầm ở huyện gặp rất nhiều khó khăn.

52.3. Tài nguyên rừng

Phù Yên là một huyện có diện tích đất lâm nghiệp và đất có khả năng phát triển sản xuất lâm nghiệp khá lớn. Diện tích đất lâm nghiệp của huyện năm 2015 là 60.996,74 ha, trong đó diện tích đất rừng sản xuất là 26.661,34 ha, đất rừng phòng hộ là 26.208,15 ha; đất rừng đặc dụng là 8.127,24 ha; độ che phủ đạt 49,4%. Nhìn chung đất đai của huyện có độ phì tự nhiên khá, có khí hậu nóng ẩm, phù hợp với nhiều loại cây thuận lợi cho việc phát triển hệ thống rừng phòng hộ phong phú cho thủy điện Hòa Bình và các vùng rừng kinh tế hàng hóa có giá trị cao.

Mặc dù công tác quản lý bảo vệ và phát triển vốn rừng có nhiều tiến bộ, song tình trạng chặt phá rừng bừa bãi hoặc đốt rừng làm nương vẫn còn xảy ra trên địa bàn huyện. Do vậy tài nguyên rừng ngày càng khan hiếm và cạn kiệt, cần có các biện pháp hữu hiệu trong công tác bảo vệ rừng nhất là diện tích rừng đầu nguồn của huyện.

 

 

5.4. Tài nguyên khoáng sản

Phù Yên có nhiều loại khoáng sản khác nhau nhưng trữ lượng không lớn, lại phân bố rải rác trên khắp địa bàn huyện, do vậy việc khai thác gặp rất nhiều khó khăn. Trong các loại khoáng sản của huyện chiếm trữ lượng lớn là đá vôi và đất sét tập trung tại các xã Huy Tường, Huy Thượng, Huy Hạ, Tường Thượng. Ngoài ra còn một số loại khác như:

+ Vàng sa khoáng: tập trung ở tả ngạn Sông Đà và các xã Đá Đỏ, Suối Bau, Tân Lang, Suối Tọ.

+ Quặng đồng: tập trung ở xã Đá Đỏ, Gia Phù, Kim Bon, Sập Xa.

+ Niken: tập trung ở Sập Xa.

+ Quặng chì, kẽm: tập trung ở xã Huy Tân, Huy Hạ, Suối Tọ

+ Than đá: tập trung ở Nam Phong, Tân Phong

+ Than bùn: tập trung ở Huy Thượng

5.5. Tài nguyên nhân văn

Trên địa bàn huyện Phù Yên có 5 dân tộc anh, em chung sống. Mỗi một dân tộc có những nét đặc trưng riêng trong đời sống, sinh hoạt, nhưng đều có chung một truyền thống yêu quê hương, bản, làng mình, cần cù trong lao động sản xuất… Ngày nay, với sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội, đời sống sinh hoạt của nhân dân các dân tộc được nâng lên rõ rệt và có sự phát triển đồng đều giữa các dân tộc, các vùng khác nhau trong huyện. Nhân dân các dân tộc trong toàn Huyện tích cực nghiên cứu học tập, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để đem lại hiệu quả ngày càng cao hơn.

Cùng với sự phát triển đi lên của các dân tộc, một số khu vực nông thôn trong địa bàn Huyện đã và đang khôi phục, bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống của dân tộc, góp phần phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ những giá trị truyền thống, bản sắc riêng của dân tộc mình.

7. Thực trạng môi trường

Cảnh quan huyện Phù Yên mang vẻ đẹp của vùng núi Tây Bắc, với nhiều dãy núi trùng điệp, xen kẽ dưới chân đồi, núi là các chân ruộng bậc thang trồng lú, màu và hệ thống các khe suối kết hợp một cách hài hòa, tạo nên một ức tranh thiên nhiên đa dạng và phong phú. Tuy nhiên trong quá trình khai thác, sử dụng đất đai, tài nguyên thiên nhiên và tập quán sinh hoạt của người dân chưa hợp lý đã gây ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái. Trong một thời gian dài, việc bảo vệ rừng không được quan tâm đúng mức dẫn đến diện tích rừng giảm, các loài động thực vật quý hiếm giảm sút nghiêm trọng. Nguồn nước bị ô nhiễm, đất bị xói mòn rửa trôi bề mặt, nghèo dinh dưỡng. Tập quán sinh sống không vệ sinh, chăn thả gia súc gia cầm bừa bãi và các hoạt động trong nông nghiệp như: sử dụng phân bón hóa học, phun thuốc trừ sâu, tập quán canh tác lạc hậu cũng gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái. Tuy nhiên mức độ ô nhiễm chưa nhiều, về cơ bản môi trường tự nhiên của huyện còn giữ được sắc thái tự nhiên.

  1. TÌNH HÌNH CÔNG TÁC ĐO ĐẠC LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH CỦA ĐỊA PHƯƠNG; HIỆN TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG TƯ LIỆU, TÀI LIỆU ĐO ĐẠC, BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH, BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH, BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH, BẢN ĐỒ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH, CÁC TƯ LỆU ẢNH VÀ CÁC LOẠI TÀI LIỆU, BẢN ĐỒ KHÁC
  2. Tư liệu tọa độ, độ cao.

* Lưới toạ độ Nhà nước:

Trong phạm vi khu đo các xã Huy Bắc, xã Mường Cơi, xã Mường Do, xã Mường Lang, xã Tân Lang, xã Quang Huy, Thị trấn Phù Yên và vùng lân cận có 12 điểm toạ độ địa chính cơ sở (tương đương hạng 3 Nhà nước) do Công ty đo đạc địa chính và công trình xây dựng năm 2000 bằng công nghệ GPS, đó là:

– Xã Huy Bắc(Phai Làng): Số hiệu điểm 102419, toạ độ X: 2353495.226; Toạ độ Y: 563899.972; Độ cao h: 351.377m.

– Xã Quang Huy(Bản Buôi): Số hiệu điểm 102418, toạ độ X: 2352024.639; Toạ độ Y: 568141.526; Độ cao h: 165.581m.

– Xã Mường Cơi(Nghĩa Hưng): Số hiệu điểm 102407, toạ độ X: 2359581.294; Toạ độ Y: 576991.302; Độ cao h: 357.643 m.

– Xã Mường Cơi(Suối Bí): Số hiệu điểm 102411, toạ độ X: 2356684.838; Toạ độ Y: 578380.29; Độ cao h: 360.949m.

– Xã Mường Cơi(Nà Mới): Số hiệu điểm 102412, toạ độ X: 2356108.308; Toạ độ Y: 582452.664; Độ cao h: 316.112 m.

– Xã  Tân Lang(Bãi Lau): Số hiệu điểm 102413, toạ độ X: 2354724.818; Toạ độ Y: 586855.06; Độ cao h: 212.538 m.

– Xã Tân Lang(Yên Thịnh): Số hiệu điểm 102414, toạ độ X: 2353030.39; Toạ độ Y: 584748.931; Độ cao h: 312.544 m.

– Xã  Tân Lang(Bản Mỏ): Số hiệu điểm 102416, toạ độ X: 2351456.468; Toạ độ Y: 577227.403; Độ cao h: 369.982 m.

– Xã  Tân Lang(Bản Diệt): Số hiệu điểm 102417, toạ độ X: 2350727.994; Toạ độ Y: 575531.351; Độ cao h: 355.803 m.

– Xã Mường Lang(Thịnh Lang): Số hiệu điểm 102415, toạ độ X: 2352676.239; Toạ độ Y: 580670.361; Độ cao h: 350.281 m.

– Xã Mường Do(Bản Lằn): Số hiệu điểm 102431, toạ độ X: 2345224.093; Toạ độ Y: 579543.705; Độ cao h: 637.425 m.

– Xã Mường Do(Bản Han 2): Số hiệu điểm 102432, toạ độ X: 2345020.104; Toạ độ Y: 583347.107; Độ cao h: 765.746 m.

– Xã Mường Do(Bản Do 2): Số hiệu điểm 102434, toạ độ X: 2341538.916; Toạ độ Y: 581439.421; Độ cao h: 506.487 m.

  1. Tình hình tư liệu đã có.

– Bản đồ kiểm kê đất đai 2014.

– Bản đồ địa hình VN-2000 tỷ lệ 1/10.000.

– Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Phù Yên tỷ lệ 1/10.000;

– Bản đồ cấp giấy lần đầu huyện;

– Bản đồ giao đất của Cty Lâm nghiệp Phù Yên;

  1. Bản đồ địa giới hành chính, Bản đồ hành chính.

– Bản đồ địa giới hành chính tỷ lệ 1/25000, cùng các yếu tố địa giới hành chính 364/CT và giấy địa giới hành chính của các xã được sử dụng để xác định địa giới hành chính cấp xã khi thành lập bản đồ địa chính.

– Bản đồ hành chính tỷ lệ 1/25000 được thành lập năm 2005 theo đơn vị hành chính huyện.

– Bản đồ địa chính tỷ lệ 1/10000:Đây là tài liệu cơ bản giúp các xã tiến hành giao đất lâm nghiệp cho người sử dụng. Ngoài ra bản đồ địa chính này còn giúp cho công tác thống kê diện tích đất đai tự nhiên của các xã theo địa giới hành chính.

  1. Đánh giá về tư liệu bản đồ

Từ thực tế khảo sát, thu thập đánh giá phân tích các tư liệu, tài liệu, bản đồ, giấy địa chính, thấy hệ thống bản đồ, giấy địa chính hiện nay không đáp ứng được các yêu cầu về quản lý và sử dụng đất đai tại địa phương. Vì vậy việc Đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký, cấp GCN, lập hồ sơ địa chính đối với phần diện tích có nguồn gốc từ nông, lâm trường và diện tích bàn giao cho huyện Phù Yên là hết sức thiết thực và cần thiết.

 

 

 

  1. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC, TRANG THIẾT BỊ KỸ THUẬT, NĂNG LỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH ĐO ĐẠC BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH CỦA CÁC ĐƠN VỊ THUỘC CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI CỦA ĐỊA PHƯƠNG

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Phù Yên với lực lượng cán bộ rất mỏng, chỉ đủ để thực hiện các nhiệm vụ quản lý mang tính chất sự vụ, chỉ đạo đo vẽ, cấp giấy và xét duyệt giấy.

Cấp xã: Mỗi xã có 01 công chức địa chính tài nguyên môi trường chuyên trách làm công tác quản lý đất đai và 01 công chức địa chính xây dựng chuyên trách làm công tác quản lý xây dựng tại địa phương.

Với lực lượng cán bộ ít, nhân lực chuyên môn huyện, xã mỏng, thiết bị không có nên các cơ quan này chỉ thực hiện chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, xét duyệt giấy. Việc tác nghiệp cần phải hợp đồng tư vấn chuyên ngành thực hiện.

VII. THIẾT KẾ VÀ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT.

VII.1. THIẾT KẾ KỸ THUẬT ĐO ĐẠC LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH

VII.1.1. CÁC QUY ĐỊNH CHUNG.

– Bản đồ địa chính được lập bằng công nghệ số, hệ toạ độ VN-2000 múi chiếu 30, kinh tuyến trục 1040 00’ thống nhất chung với hệ thống bản đồ địa chính tỉnh Sơn La. Độ chính xác, nội dung bản đồ được biểu thị tuân thủ theo yêu cầu quy phạm hiện hành.

– Khu vực đo vẽ bản đồ được thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000, 1/2000 và tỷ lệ 1/5000.

– Việc thành lập bản đồ địa chính thực hiện theo quy định tại: Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT, ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính;

VII.1.2. CÁC VĂN BẢN ÁP DỤNG TRONG THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG.

VII.1.2.1. Các văn bản pháp lý.

Luật Đất đai năm 2013;

Luật Đo đạc và bản đồ ngày 14/6/2018;

Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật đất đai;

Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ của Chính phủ Sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;

Nghị định số 27/2019/NĐ-CP ngày 13/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đo dạc và bản đồ;

Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giấy địa chính.

Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT, ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính;

Thông tư số 49/2016/TT-BTNMTngày 28 tháng 12 năm 2016của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về công tác giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm trong lĩnh vực quản lý đất đai;

Thông tư số 14/2017/TT-BTNMT ngày 20/7/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về định mức kinh tế – kỹ thuật đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sỡ hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

VII.1.2.2. Nguyên tắc xử lý văn bản.

Trong quá trình chỉ đạo thi công, kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm, nếu giữa các văn bản trên có mâu thuẫn về nội dung thì lấy Thiết kế Kỹ thuật này làm cơ sở để giải quyết.

VII.1.3. THIẾT KẾ KỸ THUẬT ĐO ĐẠC BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH.

VII.1.3.1. Công tác chuẩn bị.

Việc đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký, cấp GCN, lập hồ sơ địa chính đối với phần diện tích có nguồn gốc từ nông, lâm trường và diện tích bàn giao cho huyện Phù Yêncó liên quan chặt chẽ đến quyền lợi của người dân, nên trong quá trình thực hiện cần phối hợp chặt chẽ với các hộ dân, trưởng bản, UBND xã và các phòng ban của huyện cùng thực hiện công tác có hiệu quả cao nhất.

Trước khi tiến hành công tác đo đạc bản đồ địa chính, đơn vị thi công phối hợp với chủ đầu tư, UBND huyện, các Phòng có liên quan của huyện và UBND xã tổ chức quán triệt tuyên truyền các nội dung cụ thể sau:

+ Công bố các quyết định có liên quan đến việc phê duyệt dự án, trình bày một số nội dung chính của dự án đã được phê duyệt.

+ Quán triệt mục đích, yêu cầu của công tác đo đạc bản đồ địa chính, tuyên truyền chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước có liên quan đến công tác đo đạc bản đồ địa chính.

+ Thông qua kế hoạch đo đạc bản đồ, lập giấy địa chính tại xã: Kế hoạch phải thể hiện chi tiết đến từng công việc, thời gian tổ chức thực hiện tại từng bản để cán bộ và người dân biết và bố trí thời gian phối  hợp với đơn vị tư vấn tiến hành đo đạc;

+ Thu thập các tài liệu, văn bản, quyết định, tài liệu bản đồ, tài liệu giấy có liên quan đến công tác đo đạc bản đồ địa chính: Bảng thống kê tọa độ, độ cao của các điểm lưới đã có trong khu đo do đơn vị tư vấn khảo sát thiết kế giao.Các loại giấy tờ của cơ quan quản lý Nhà nước và chính quyền sở tại địa phương cho phép đi lại và thi hành nhiệm vụ trong suốt thời gian thi công trên các địa bàn có liên quan. Chuẩn bị các loại vật tư, máy móc thiết bị kỹ thuật (thước thép các loại, giấy vẽ sơ đồ, vật liệu để làm cọc trạm máy và đánh dấu điểm đo chi tiết nếu thấy cần thiết). Các loại thiết bị đo ngắm và các phụ kiện kèm theo cần thiết trong quá trình đo ngắm. Kiểm tra và kiểm nghiệm thiết bị máy móc theo yêu cầu của quy phạm, quy định của từng loại thiết bị.

VII.1.3.2.  Đo vẽ bản đồ địa chính.

  1. Cơ sở toán học của bản đồ.

Bản đồ đ­ược thành lập theo hệ tọa độ Quốc gia VN-2000. Sử dụng phép chiếu hình trụ ngang đồng góc UTM, múi chiếu 30, kinh tuyến trục 104o00’00”, hệ số  tỉ lệ biến dạng K = 0,9999. Các thông số này đ­ược sử dụng lập Seedfile chuẩn cho khu đo, thống nhất với hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính hiện nay tỉnh Sơn La đang sử dụng. Bản đồ địa chính in giấy và bản đồ số khu vực huyện Phù Yênkhông thể hiện độ cao địa hình.

  1. Nguyên tắc chia mảnh và đánh số mảnh bản đồ

Việc chia mảnh bản đồ địa chính gốc và mảnh bản đồ địa chính theo Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT, ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính.

2.1. Chia mảnh, đánh số hiệu mảnh và ghi tên gọi của mảnh bản đồ địa chính gốc theo nguyên tắc sau:

– Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000

Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 thành 04 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế là 3 x 3 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 là 60 x 60 cm, tương ứng với diện tích là 900 ha ngoài thực địa.

Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 gồm 06 chữ số: 03 số đầu là 03 số chẵn km của tọa độ X, 03 chữ số sau là 03 số chẵn km của tọa độ Y của điểm góc trái phía trên khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính.

– Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000

Chia mảnh bản đồ 1:5000 thành 9 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế 1 x 1 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000. Kích thước hữu ích của bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích 100 ha.

Các ô vuông được đánh số thứ tự theo chữ số Ả Rập từ 1 đến 9 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 bao gồm số hiệu mảnh 1:5000, gạch nối và số thứ tự ô vuông. VD: 373410-5

– Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000

Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 thành 4 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,5 x 0,5 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000. Kích thước hữu ích của bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích 25 ha.

Các ô vuông được đánh thứ tự bằng các chữ cái a, b, c, d theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông. VD: 373410-5-a

  1. Tên gọi của mảnh bản đồ: tên gọi của mảnh bản đồ địa chính gốc là tên của đơn vị hành chính (Tỉnh – Huyện – Xã) đo vẽ bản đồ.
  2. Phá khung bản đồ

Khi lập bản đồ địa chính gốc, trường hợp khu vực đơn vị hành chính bên cạnh không cùng một khu đo (đã có hoặc chưa có bản đồ địa chính) chiếm phần lớn diện tích của mảnh bản đồ mà phần phần diện tích của đơn vị hành chính cần đo vẽ bản đồ chỉ chiếm khoảng 1/5 diện tích hoặc nhỏ hơn thì cho phép ghép vào mảnh bản đồ kề sát. Mảnh bản đồ kề sát được phép mở rộng kích thước khung (gọi là phá khung) nhưng đường khung mở rộng này vẫn phải lấy chẵn 10 hoặc 20 cm trên bản đồ.

Kích thước của mảnh bản đồ địa chính gốc vẽ phá khung quy định trên cơ sở khả năng cho phép, thuận tiện cho quản lý, sử dụng. Các mảnh bản đồ gốc vẽ phá khung phải được thống kê chi tiết trong Báo cáo tổng kết kỹ thuật.

2.2. Chia mảnh, đánh số phiên hiệu mảnh và ghi tên gọi của mảnh bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính cấp xã (gọi là bản đồ địa chính)

Bản đồ địa chính được phân mảnh cơ bản theo nguyên tắc một mảnh bản đồ địa chính gốc là một mảnh bản đồ địa chính. Kích thước khung trong của bản đồ địa chính lớn hơn kích thước khung trong theo hệ thống chia mảnh ở tài liệu [4] là 10 hoặc 20 cm (nghĩa là các mảnh bản đồ địa chính trong đơn vị hành chính xã, phường có độ gối phủ là 10 cm ở cạch khung bản đồ). Thiết kế kỹ thuật này quy định kích thước khung trong của tờ bản đồ địa chính là 60×60 cm.

Tên gọi của mảnh bản đồ địa chính là tên của đơn vị hành chính (Tỉnh – Huyện – Xã) lập bản đồ. Số hiệu mảnh bản đồ địa chính bao gồm số hiệu của mảnh bản đồ địa chính gốc và số thứ tự của tờ bản đồ địa chính đánh theo đơn vị hành chính xã bằng số Ả Rập từ 1 đến hết theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới cho tất cả các tỷ lệ đo vẽ và không trùng nhau trong một đơn vị hành chính xã, phường, đánh số hiệu từ tỷ lệ nhỏ đến tỷ lệ lớn, đánh số tờ bản đồ địa chính hết khu đo tỷ lệ 1/10000, 1/5000, rồi đánh số tiếp theo khu đo tỷ lệ 1/2000 rồi đến tỷ lệ 1/1000.

– Kích thước hữu ích của tờ bản đồ địa chính là 60 cm × 60 cm.

– Phá khung mảnh bản đồ địa chính tương tự như bản đồ địa chính gốc và phải nêu chi tiết các mảnh phá khung trong Báo cáo tổng kết kỹ thuật.

  1. Mật độ điểm khống chế tọa độ

Lưới khống chế đo vẽ được thành lập nhằm tăng dày thêm các điểm toạ độ trong khu đo, đảm bảo đủ điểm trạm đo phục vụ đo vẽ chi tiết bản đồ địa chính. Lưới khống chế đo vẽ được phát triển dựa trên các điểm toạ độ có chôn mốc, cấp hạng từ địa chính trở lên.

Dấu mốc các điểm khống chế đo vẽ là dấu mốc tạm thời bằng cọc gỗ   2×2×30 cm, trên có đóng đinh sắt để làm tâm mốc, đối với đường nhựa, bê tông có thể dùng đinh sắt f5 mm, dài7-10 cm để thay thế cọc gỗ. Các mốc tạm thời phải được bố trí tại nơi ổn định và phải được tồn tại trong suốt quá trình thi công đến khi kiểm tra và nghiệm thu công trình.

  1. Lưới GPS

– Căn cứ vào địa hình, địa vật, mật độ điểm hạng cao có trong khu đo và thiết bị công nghệ hiện có, lưới khống chế đo vẽ khu đo xã Sốp Cộp được xây dựng bằng công nghệ GPS. Lưới được thiết kế dạng lưới tam giác, tứ giác, chuỗi tam giác dày đặc có các cặp điểm thông hướng nhau. Lưới GPS phải được đo nối với ít nhất 3 điểm tọa độ hạng cao.

– Việc chọn điểm ngoài các yêu cầu kỹ thuật về chọn điểm khống chế đo vẽ như nơi bố trí điểm phải có nền đất chắc chắn, ổn định, không ảnh hưởng đến giao thông, có tầm quan sát rộng để đo được nhiều điểm chi tiết nhất. Cần lưu ý đến khả năng thông hướng lên bầu trời là tốt nhất.

– Thời gian thu tín hiệu (là thời gian khi tính toán xử ký cạnh đồng thời) không dưới 30 phút, số vệ tinh thu được liên tục tối thiểu là 4 vệ tinh, ngưỡng góc cao vệ tinh lớn hơn 300.

– Chiều dài cạnh không quá 400m và không ngắn hơn 20m.

– Các chỉ tiêu xử lý, tính toán cạnh như sau:

+ RMS cho phép < 0,02 + 0,004*S (km)            S: chiều dài cạnh

+ Reference- Variance < 30

+ Ratio: giới hạn phần mềm > 1,5

+ RDOP < 0,1

+ Sai số khép hình các tam giác ≥ 1/4000

+ Sai số trung phương đo cạnh sau bình sai không lớn hơn 0,015m (sai số ms ≤ 1,5cm)

+ Sai số trung phương góc phương vị ≤ 15”

– Sai số khép chênh cao đo nối GPS trong một tam giác không vượt quá ± 100mm, trong đó D tính bằng (km).

+ Trường hợp một trong các chỉ tiêu trên không đạt yêu cầu nhưng không quá 1,5 lần quy định thì căn cứ vào sai số khép tam giác hoặc khép vòng đạt yêu cầu để xem xét chấp nhận lời giải hay xử lý lại cạnh hoặc đo lại cạnh.

Việc tính toán bình sai phải được thực hiện bằng các phần mềm được Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép sử dụng.

Máy, các dụng cụ kèm theo phải được kiểm nghiệm trước khi đưa vào thi công.

  1. Lưới đường chuyền kinh vĩ

Ngoài công nghệ đo GPS, tuỳ thuộc vào địa hình một số khu vực nhỏ hẹp, ẩn khuất có thể áp dụng phương pháp lưới đường chuyền kinh vĩ.

Tại các điểm khởi và khép đường chuyền phải đo nối phương vị, trường hợp đặc biệt có thể đo nối với 1 phương vị nhưng số lượng điểm khép toạ độ phải nhiều hơn 2 điểm (có ít nhất 3 điểm gốc trong đó 1 điểm được đo nối phương vị).

Đường chuyền kinh vĩ 1 (KV1) phải được phát triển dựa trên tối thiểu 2 điểm tọa độ có độ chính xác tương đương điểm địa chính trở lên; đường chuyền kinh vĩ 2 (KV2) được phát triển dựa trên tối thiểu 2 điểm tọa độ có độ chính xác tương đương điểm khống chế đo vẽ cấp 1 trở lên. Tuỳ theo điều kiện thực tế mà số điểm, số tuyến đường chuyền kinh vĩ được bố trí dưới dạng tuyến đơn hay mạng có một hay nhiều điểm nút. Đơn vị thị công sẽ tự thiết kế, bố trí đồ hình ở thực địa sao cho phù hợp đồ hình, kích thước theo quy phạm hiện hành.

Trường hợp đặc biệt đường chuyền kinh vĩ 2 được phép thiết kế đường chuyền treo, số cạnh của đường chuyền treo không quá 4, phải đo đi và về để lấy giá trị trung bình góc, cạnh đưa vào tính toán.

Các chỉ tiêu kỹ thuật của đường chuyền kinh vĩ:

STT Các yếu tố của lưới đường chuyền Chỉ tiêu kỹ thuật
1 Góc ngoặt của đường chuyền ≥ 300 (30 độ)
2 Số cạnh trong đường chuyền ≤ 15
3 Chiều dài đường chuyền:

– Nối 2 điểm cấp cao

– Từ điểm khởi tính đến điểm nút hoặc giữa hai điểm nút

– Chu vi vòng khép

 

≤ 8 km

≤ 5 km

≤ 20 km

4 Chiều dài cạnh đường chuyền

– Cạnh dài nhất

– Cạnh ngắn nhất

– Chiều dài trung bình một cạnh

 

≤ 1.400 m

≥ 200 m

500 – 700 m

5 Trị tuyệt đối sai số trung phương đo góc ≤ 5 giây
6 Trị tuyệt đối sai số giới hạn khép góc đường chuyền hoặc vòng khép (n: là số góc trong đường chuyền hoặc vòng khép)  giây
7 Sai số khép giới hạn tương đối fs/[s] ≤ 1:25000

Bảng III.1

Đối với khu đo của các xã, phường giao thông khó khăn thì chiều dài đường chuyền kinh vĩ 1,2 theo bảng III.1 được phép nhân với 1,5 lần.

– Đối với lưới đường chuyền, chiều dài lớn nhất giữa điểm gốc và điểm nút, giữa các điểm nút phải nhỏ hơn 2/3 chiều dài đã quy định ở bảng III.1

– Chiều dài cạnh đường chuyền không quá 400m và không ngắn hơn 20m. Riêng đối với đường chuyền cấp 2 ở đô thị cho phép cạnh ngắn nhất không dưới 5m

– Chiều dài của hai cạnh liền nhau của đường chuyền không chênh nhau quá 2,5 lần. Số cạnh trong đường chuyền không quá 20 cạnh cho tỷ lệ 1:1000 đến 1/10000.

– Sai số trung phương đo cạnh đường chuyền sau bình sai không lớn hơn 0,015m.

– Sai số khép góc trong đường chuyền không được vượt quá đại lượng fβ=2mβ√n. (mβ: sai số trung phương đo góc, n: số góc trong đường chuyền).

– Góc trong lưới đường chuyền được đo 2 lần bằng các loại máy đo góc có độ chính xác ≤ 10”, giữa các lần đo thay đổi vị trí bàn độ đi 90º, nếu trạm đo có từ 3 hướng trở lên phải đo theo phương pháp toàn vòng.

Nếu sử dụng máy có độ chính xác từ 1” đến 5” thì góc của lưới khống chế đo vẽ chỉ đo 1 lần đo.

– Cạnh của lưới đường chuyền được đo 2 lần đo, chênh lệch kết quả giữa các lần đo ≤ 2a (a là hằng số của máy).

– Lưới đường chuyền kinh vĩ được tính toán bình sai theo phần mềm chuyên dụng được Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép hoặc được phép bình sai gần đúng.

  1. Lưới đường chuyền toàn đạc

Được phát triển để tăng dày các điểm trạm đo, cơ sở để phát triển lưới đường chuyền toàn đạc là các điểm từ kinh vĩ 2 trở lên (trừ điểm của đường chuyền treo).

Trường hợp đặc biệt khó khăn cho việc đo nối mới lập đường chuyền toàn đạc treo, số cạnh của đường chuyền toàn đạc treo không quá 2, phải đo đi và về lấy giá trị trung bình góc, cạnh đưa vào tính toán.

Các chỉ tiêu của lưới đường chuyền toàn đạc được quy định ở bảng sau:

STT Tiêu chí đánh giá chất lượng

lưới khống chế đo vẽ

Chỉ tiêu kỹ thuật
Lưới KC đo vẽ cấp 1 Lưới KC đo vẽ cấp 2
1 Sai số trung phương vị trí điểm sau bình sai so với điểm gốc ≤ 5 cm ≤ 7 cm
2 Sai số trung phương tương đối cạnh sau bình sai ≤1/25.000 ≤ 1/10000
3 Sai số khép tương đối giới hạn  ≤ 1/10000 ≤ 1/5.000

Đối với khu vực rậm rạp, vướng khe suối… chiều dài đường chuyền toàn đạc được phép tăng lên 1,3 lần, số cạnh được phép tăng đến 1,5 lần.

Góc ngang trong đường chuyền toàn đạc đo 1 lần đo, đọc số chẵn giây hoặc 5 giây tuỳ theo máy đo.

Sai số khép góc không lớn hơn 60²x ( n là số góc ).

Sai số khép toạ độ không lớn hơn  giá trị   fs =

([ S] là chiều dài đường chuyền tính bằng mét, n là số cạnh ).

  1. Cọc phụ

Khi mật độ các điểm trạm đo chưa đủ thì được phép phát triển các cọc phụ. Không được phép phát triển cọc phụ 2 lần. Số liệu đo cọc phụ có thể để chung trong file số liệu đo chi tiết nếu sử dụng sổ ghi điện tử, hoặc máy có bộ nhớ trong (khi đó việc tính tọa độ thực hiện trên máy tính cùng với các điểm chi tiết, không cần in bảng tính tọa độ).

Ở khu vực đo vẽ giữa 2 loại tỷ lệ nếu dùng chung trong một đường chuyền kinh vĩ thì các quy định kỹ thuật phải chấp hành theo quy định của đường chuyền kinh vĩ đo vẽ cho tỷ lệ lớn hơn.

  1. Cơ sở chọn tỷ lệ bản đồ

Căn cứ các quy định tại Thông tư số 25/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014; Định mức kinh tế kỹ thuật đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ban hành tại Thông tư 14/2017/TT-BTNMT, ngày 20/7/2017 của Bộ Tài nguyên và môi trường.

Thiết kế kỹ thuật – Dự toán này quy định về tỷ lệ đo vẽ bản đồ địa chính huyện Sốp Cộp như sau:

– Tỷ lệ 1/1000 khu vực đất ở, đất phi nông nghiệp thuộc vùng nông thôn, khu vực đất sản xuất nông nghiệp xen kẽ trong khu vực đất đô thị với mật độ thửa trung bình MT ³ 10 thửa trên 01 ha.

– Tỷ lệ 1/2000 khu vực có mật độ thửa trung bình Mt ³ 05 thửa trên 01 ha, thuộc khu vực đất nông nghiệp; Khu vực có mật độ thửa trung bình Mt £ 04 thửa trên 01 ha thuộc khu dân cư.

– Tỷ lệ 1/5000 khu vực có mật độ thửa trung bình Mt£ 1 thửa trên 01 ha thuộc khu vực đất sản xuất nông nghiệp, đất nông nghiệp khác; Khu vực có mật độ thửa trung bình Mt³ 0,2 thửa trên 01 ha thuộc khu vực đất lâm nghiệp.

– Đối với các khu đo bản đồ tỷ lệ 1/000, 1/5000 phải lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất đối với các thửa đất phi nông nghiệp của các tổ chức, hộ gia đình cá nhân phục vụ cho quá trình cấp GCN hoặc làm hồ sơ thuê đất như: Đất ở, đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, đất sản xuất kinh doanh, đất có các công trình xây dựng v.v;

– Phải lập kết quả đo đạc địa chính cho tất cả các thửa đất trên bản đồ theo đơn vị hành chính cấp xã, phường và đóng thành tập cho từng mảnh bản đồ theo thứ tự thửa đất có trên mảnh bản đồ địa chính. Chiều dài cạnh thửa trong kết quả đo đạc thửa đất ghi chính xác đến cm.

– Bản đồ gốc được thành lập theo công nghệ số, không thể hiện độ cao, in 01 bộ bản đồ gốc ra giấy Kroky (loại từ 120g/m²) mỗi một tờ tạo thành một file số liệu ghi trên đĩa CD. Kích thước khung trong, tu chỉnh trong ngoài khung bản vẽ theo ký hiệu bản đồ địa chính quy định tại Thông tư 25. Các thông tin về chủ sử dụng đất, loại đất, mục đích sử dụng đất được điều tra theo hướng dẫn tại thông tư 28/TT-BTNMT và thông tư 24/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

– Sử dụng các phần mềm được Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép và chuyển đổi thống nhất về khuôn dạng *.dgn.

– Bản đồ địa chính được đo vẽ công nghệ số theo phương pháp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa bằng các máy toàn đạc điện tử và GPS-RTK sử dụng bộ thu phát Radio Link 35W.

  1. Độ chính xác của bản đồ.

– Sai số trung phương vị trí mặt phẳng của điểm khống chế đo vẽ, điểm trạm đo so với điểm khởi tính sau bình sai không vượt quá 0,1 mm tính theo tỷ lệ bản đồ cần lập.

– Sai số biểu thị điểm góc khung bản đồ, giao điểm của lưới km, các điểm tọa độ quốc gia, các điểm địa chính, các điểm có toạ độ khác lên bản đồ địa chính dạng số được quy định là bằng không (không có sai số).

– Đối với bản đồ địa chính dạng giấy, sai số độ dài cạnh khung bản đồ không vượt quá 0,2 mm, đường chéo bản đồ không vượt quá 0,3 mm, khoảng cách giữa điểm tọa độ và điểm góc khung bản đồ (hoặc giao điểm của lưới km) không vượt quá 0,2 mm so với giá trị lý thuyết.

– Sai số vị trí của điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địa chính dạng số so với vị trí của các điểm khống chế đo vẽ gần nhất không được vượt quá: 15 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000.

– Sai số vị trí của điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địa chính dạng số so với vị trí của các điểm khống chế đo vẽ gần nhất không được vượt quá: 30 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000.

– Sai số vị trí của điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địa chính dạng số so với vị trí của các điểm khống chế đo vẽ gần nhất không được vượt quá: 150 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000.

– Sai số tương hỗ vị trí điểm của 2 điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địa chính dạng số so với khoảng cách trên thực địa được đo trực tiếp hoặc đo gián tiếp từ cùng một trạm máy không vượt quá 0,2 mm theo tỷ lệ bản đồ cần lập, nhưng không vượt quá 4 cm trên thực địa đối với các cạnh thửa đất có chiều dài dưới 5 m. Đối với đất nông nghiệp đo vẽ bản đồ địa chính ở tỷ lệ 1:1000, 1:2000 thì sai số tương hỗ vị trí điểm của 2 điểm bất nêu trên được phép tăng 1,5 lần.

– Vị trí các điểm mốc địa giới hành chính được xác định với độ chính xác của điểm khống chế đo vẽ.

– Khi kiểm tra sai số phải kiểm tra đồng thời cả sai số vị trí điểm so với điểm khống chế gần nhất và sai số tương hỗ vị trí điểm. Trị tuyệt đối sai số lớn nhất khi kiểm tra không được vượt quá trị tuyệt đối sai số cho phép. Số lượng sai số kiểm tra có giá trị bằng hoặc gần bằng (từ 90% đến 100%) trị tuyệt đối sai số lớn nhất cho phép không quá 10% tổng số các trường hợp kiểm tra. Trong mọi trường hợp các sai số nêu trên không được mang tính hệ thống.

  1. Nội dung bản đồ địa chính.

6.1. Các yếu tố nội dung chính thể hiện trên bản đồ địa chính gồm:

Trên bản đồ phải biểu thị được những nội dung theo Điều 8 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về bản đồ địa chính gồm:

* Khung bản đồ;

* Điểm khống chế toạ độ các cấp gồm: Điểm toạ độ hạng cao Nhà nước, điểm toạ độ cơ sở, điểm toạ độ địa chính. Các điểm trong lưới khống chế đo vẽ có chôn mốc (nếu có).

* Địa giới hành chính, mốc địa giới hành chính các cấp.

* Mốc giới quy hoạch; chỉ giới hành lang bảo vệ an toàn giao thông, thuỷ lợi, đê điều, hệ thống dẫn điện và các công trình công cộng khác có hành lang bảo vệ an toàn

* Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất;

* Nhà ở và công trình xây dựng khác: chỉ thể hiện trên bản đồ các công trình xây dựng chính phù hợp với mục đích sử dụng của thửa đất.

* Các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất như đường giao thông, công trình thủy lợi, đê điều, suối, kênh và các yếu tố chiếm đất khác theo tuyến;

* Địa vật, công trình có giá trị về lịch sử, văn hóa, xã hội và ý nghĩa định hướng cao;

* Ghi chú thuyết minh: Khi ghi chú các yếu tố nội dung bản đồ địa chính phải tuân theo các quy định về ký hiệu bản đồ địa chính quy định tại mục II và điểm 12 mục III của Phụ lục số 01.

6.2. Thể hiện nội dung bản đồ địa chính

6.2.1. Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp:

* Địa giới hành chính các cấp biểu thị trên bản đồ địa chính phải phù hợp với hồ sơ địa giới hành chính; các văn bản pháp lý có liên quan đến việc điều chỉnh địa giới hành chính các cấp.

* Khi phát hiện có sự mâu thuẫn giữa địa giới hành chính thể hiện trên hồ sơ địa giới hành chính và đường địa giới các cấp thực tế đang quản lý hoặc có tranh chấp về đường địa giới hành chính thì đơn vị thi công phải báo cáo bằng văn bản cho cơ quan tài nguyên và môi trường cấp huyện và cấp tỉnh để trình cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Trên bản đồ địa chính thể hiện đường địa giới hành chính theo hồ sơ địa giới hành chính (ký hiệu bằng màu đen) và đường địa giới hành chính thực tế quản lý (ký hiệu bằng màu đỏ) và phần có tranh chấp.

Trường hợp đường địa giới hành chính các cấp trùng nhau thì biểu thị đường địa giới hành chính cấp cao nhất.

* Sau khi đo vẽ bản đồ địa chính phải lập Biên bản xác nhận thể hiện địa giới hành chính giữa các đơn vị hành chính có liên quan theo mẫu quy định tại Phụ lục số 09 kèm theo của tài liệu  [9]. Trường hợp có sự khác biệt giữa hồ sơ địa giới hành chính và thực tế quản lý thì phải lập biên bản xác nhận giữa các đơn vị hành chính có liên quan.

6.2.2. Mốc giới quy hoạch; chỉ giới hành lang bảo vệ an toàn giao thông, thuỷ lợi, đê điều, hệ thống dẫn điện và các công trình công cộng khác có hành lang bảo vệ an toàn: các loại mốc giới, chỉ giới này chỉ thể hiện trong trường hợp đã cắm mốc giới trên thực địa hoặc có đầy đủ tài liệu có giá trị pháp lý đảm bảo độ chính xác vị trí điểm chi tiết của bản đồ địa chính.

6.2.3. Đối tượng thửa đất

  1. a) Thửa đất được xác định theo phạm vi quản lý, sử dụng của một người sử dụng đất hoặc của một nhóm người cùng sử dụng đất hoặc của một người được nhà nước giao quản lý đất; có cùng mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai;
  2. b) Đỉnh thửa đất là các điểm gấp khúc trên đường ranh giới thửa đất; đối với các đoạn cong trên đường ranh giới, đỉnh thửa đất trên thực địa được xác định đảm bảo khoảng cách từ cạnh nối hai điểm chi tiết liên tiếp đến đỉnh cong tương ứng không lớn hơn 0,2 mm theo tỷ lệ bản đồ cần lập;
  3. c) Cạnh thửa đất trên bản đồ được xác định bằng đoạn thẳng nối giữa hai đỉnh liên tiếp của thửa đất;
  4. d) Ranh giới thửa đất là đường gấp khúc tạo bởi các cạnh thửa nối liền, bao khép kín phần diện tích thuộc thửa đất đó;

đ) Trường hợp đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở thì ranh giới thửa đất được xác định là đường bao của toàn bộ diện tích đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở đó;

  1. e) Đối với ruộng bậc thang thì ranh giới thửa đất được xác định là đường bao ngoài cùng, bao gồm các bậc thang liền kề có cùng mục đích sử dụng đất, thuộc phạm vi sử dụng của một người sử dụng đất hoặc một nhóm người cùng sử dụng đất (không phân biệt theo các đường bờ chia cắt bậc thang bên trong khu đất tại thực địa);
  2. g) Trường hợp ranh giới thửa đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng là bờ thửa, đường rãnh nước dùng chung không thuộc thửa đất có độ rộng dưới 0,5m thì ranh giới thửa đất được xác định theo đường tâm của đường bờ thửa, đường rãnh nước. Trường hợp độ rộng đường bờ thửa, đường rãnh nước bằng hoặc lớn hơn 0,5m thì ranh giới thửa đất được xác định theo mép của đường bờ thửa, đường rãnh nước.

6.2.4. Loại đất

  1. a) Loại đất thể hiện trên bản đồ địa chính bằng ký hiệu quy định tại điểm 13 mục III của Phụ lục số 01.
  2. b) Loại đất thể hiện trên bản đồ địa chính phải đúng theo hiện trạng sử dụng đất. Trường hợp có quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất vào mục đích khác với hiện trạng mà việc đưa đất vào sử dụng theo quyết định đó còn trong thời hạn quy định tại điểm h và i khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai thì thể hiện loại đất trên bản đồ địa chính theo quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đó.

Trường hợp loại đất hiện trạng khác với loại đất ghi trên giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất và đã quá thời hạn đưa đất vào sử dụng quy định tại điểm h và i khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai thì ngoài việc thể hiện loại đất theo hiện trạng còn phải thể hiện thêm loại đất theo giấy tờ đó trên một lớp (level) khác; đơn vị đo đạc có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo cơ quan tài nguyên và môi trường cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận về những trường hợp thửa đất có loại đất theo hiện trạng khác với loại đất trên giấy tờ tại thời điểm đo đạc.

Trường hợp thửa đất sử dụng vào nhiều mục đích thì phải thể hiện các mục đích sử dụng đất đó. Trường hợp thửa đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở đã được Nhà nước công nhận (cấp Giấy chứng nhận) toàn bộ diện tích thửa đất là đất ở thì thể hiện loại đất là đất ở.

6.2.5. Các đối tượng nhân tạo, tự nhiên có trên đất

  1. a) Ranh giới chiếm đất của nhà ở và các công trình xây dựng trên mặt đất được xác định theo mép ngoài cùng của tường bao nơi tiếp giáp với mặt đất, mép ngoài cùng của hình chiếu thẳng đứng lên mặt đất của các kết cấu xây dựng trên cột, các kết cấu không tiếp giáp mặt đất vượt ra ngoài phạm vi của tường bao tiếp giáp mặt đất (không bao gồm phần ban công, các chi tiết phụ trên tường nhà, mái che).

Ranh giới chiếm đất của các công trình ngầm được xác định theo mép ngoài cùng của hình chiếu thẳng đứng lên mặt đất của công trình đó.

  1. b) Hệ thống giao thông biểu thị phạm vi chiếm đất của đường bộ (kể cả đường trong trong khu dân cư, đường trong khu vực đất nông nghiệp, lâm nghiệp phục vụ mục đích công cộng) và các công trình có liên quan đến đường giao thông như cầu, cống, hè phố, lề đường, chỉ giới đường, phần đắp cao, xẻ sâu.
  2. c) Hệ thống thuỷ văn biểu thị phạm vi chiếm đất của ngòi, suối, kênh, mương, máng và hệ thống rãnh nước. Đối với hệ thống thuỷ văn tự nhiên phải thể hiện đường bờ ổn định và đường mép nước ở thời điểm đo vẽ hoặc thời điểm điều vẽ ảnh. Đối với hệ thống thuỷ văn nhân tạo thì thể hiện ranh giới theo phạm vi chiếm đất của công trình.
  3. 7. Phương pháp thành lập bản đồ địa chính: Áp dụng quy trình lồng ghép giữa đo đạc lập bản đồ địa chính với lập hồ sơ đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận.

 

 

 

 

 

 

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH

 

 

 

 

 

Chuẩn bị

 

 

 

 

 

 

Xác định ĐGHC các cấp

Xây dựng lưới KC đo vẽ

 

 

 

 

Đo vẽ chi tiết, nhập thông

tin thửa đất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tạo bản đồ địa chính

 

 

 

 

 

 

Kiểm tra, nghiệm thu

 

 

 

Lập các biểu thống kê,

Lập biểu kết quả đo đạc

 

 

 

Giao nộp sản phẩm

Tổ chức triển khai

– Tuyên truyền mục đích, ý nghĩa công tác đo đạc bản đồ địa chính;

– Thông báo cho nhân dân chuẩn bị giấy tờ QSDĐ đã có, thống nhất ranh giới giữa các chủ SDĐ;

– Kế hoạch triển khai từng bản, khu phố.

Thu thập các tài liệu sau:

– Thiết kế kỹ thuật, các văn bản liên quan;

– Tài liệu lưới mặt bằng, độ cao;

– Các loại bản đồ đã có;

– các quyết định giao đất, thu hồi đất;

– Các quy định về hành lang an toàn công trình, lộ giới

– Xác định ĐGHC các cấp theo hồ sơ ĐGHC

– Lập lưới khống chế đo vẽ

– Kiểm tra, nghiệm thu các cấp.

– Hiệp thương, xác định ranh giới hiện trạng thửa đất, đánh dấu mốc ranh giới.

– Xác định ranh giới pháp lý (nếu có);

– Lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất;

– Đo vẽ ranh giới thửa đất và các yếu tố nội dung bản đồ địa chính;

– Thu thập thông tin thửa đất;

– Chuyển vẽ thửa đất;

– Vẽ lộ giới, địa giới;

– Nhập thông tin thửa đất.

– Cắt mảnh, tiếp biên, biên tập bản đồ gốc, bản đồ địa chính;

 

– Đánh số thửa chính thức, tính diện tích thửa đất;

– Xuất Kết quả đo đạc thửa đất;

– Lập sổ mục kê tạm.

 

 

Kiểm tra, nghiệm thu

– Hình thể;

– Độ chính xác ranh giới thửa đất;

– Các thông tin thuộc tính thửa đất;

– Sửa chữa nghiệm thu

– Giao nhận diện tích đến chủ sử dụng đất;

– Lập các biểu theo thống kê diện tích;

– In ấn sản phẩm

– Giao nộp sản phẩm cho chủ đầu tư

 

 

7.1. Công tác chuẩn bị.

Trước khi tiến hành triển khai công tác đo đạc, đơn vị thi công cần phối hợp với chính quyền địa phương, thông qua đài truyền thanh của xã, thị trấn: tuyên truyền, phổ biến mục đích, ý nghĩa, của công tác đo đạc bản đồ địa chính, cấp Giấy chứng nhận tới toàn thể nhân dân trong địa bàn biết và phối hợp cùng chính quyền, tổ công tác thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình; cần thực hiện lồng ghép các công việc chuẩn bị cho tổ chức kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất gồm: thu thập, kiểm tra, đánh giá hồ sơ địa chính; lập danh sách các trường hợp phải kê khai đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận lần đầu, trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận và trường hợp phải đăng ký biến động đất đai; tổ công tác kết hợp với chính quyền lập lịch triển khai cụ thể tới từng tổ dân phố, tiểu khu, thôn, bản… để địa phương nắm được và chủ động kế hoạch, đồng thời liên hệ với các cơ quan chức năng thu thập các tài liệu liên quan phục vụ cho quá trình thi công công trình.

7.2.  Xác định địa giới hành chính

– Trước khi đo vẽ chi tiết, cán bộ đo đạc phải phối hợp với công chức địa chính cấp xã và người dẫn đạc xác định đường địa giới hành chính trên thực địa theo thực tế đang quản lý và thông tin trên hồ sơ địa giới hành chính.

– Việc đo vẽ chi tiết đường địa giới hành chính được thực hiện theo đường ranh giới thực tế đang quản lý tại thực địa với độ chính xác tương đương điểm đo vẽ chi tiết.

– Trường hợp đường địa giới hành chính được mô tả nằm trên đối tượng giao thông, thủy hệ và đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất có dạng hình tuyến khác có độ rộng trên thực địa từ 0,5 m trở lên thì đo vẽ chi tiết 2 bên mép đối tượng đó và tính nội suy đường địa giới hành chính.

– Trường hợp đường địa giới hành chính có tranh chấp thì phải đo đạc và thể hiện đường địa giới có tranh chấp theo ý kiến của các bên liên quan.

– Trường hợp bản đồ địa chính có cùng tỷ lệ hoặc tỷ lệ nhỏ hơn tỷ lệ bản đồ địa giới hành chính dạng số đã có thì được chuyển vẽ đường địa giới hành chính từ bản đồ địa giới hành chính, có đối chiếu với thực địa.

+ Mốc địa giới hành chính các cấp: Các mốc địa giới hành chính phải xác định tọa độ với độ chính xác như một điểm trạm đo và thể hiện lên bản đồ địa chính.

+ Khi biểu thị địa giới hành chính thì địa giới hành chính cấp cao thay cho địa giới hành chính cấp thấp.

Sau khi xác định địa giới hành chính phải lập biên bản xác nhận thể hiện địa giới hành chính giữa các đơn vị hành chính có liên quan (mẫu biên bản theo phụ lục 9. Biên bản xác định địa giới hành chính được lập riêng cho từng tuyến địa giới giữa hai xã, thị trấn hoặc lập chung với các xã tiếp giáp.

7.3. Lập lưới khống chế đo vẽ

– Lưới khống chế đo vẽ được lập nhằm tăng dày thêm các điểm tọa độ để đảm bảo cho việc lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp tại thực địa

Lưới khống chế đo vẽ bao gồm: lưới khống chế đo vẽ cấp 1 và cấp 2 đo vẽ bằng máy toàn đạc điện tử, kinh vĩ điện tử và lưới khống chế đo vẽ đo bằng công nghệ GNSS đo tĩnh, đo tĩnh nhanh hoặc đo động.

Lưới khống chế đo vẽ cấp 1 được phát triển dựa trên tối thiểu 2 điểm tọa độ có độ chính xác tương đương điểm địa chính trở lên. Lưới khống chế đo vẽ cấp 2 được phát triển dựa trên tối thiểu 2 điểm tọa độ có độ chính xác tương đương điểm khống chế đo vẽ cấp 1 trở lên. Lưới khống chế đo vẽ đo bằng công nghệ GNSS được phát triển dựa trên tối thiểu 3 điểm tọa độ có độ chính xác tương đương điểm địa chính trở lên.

– Lưới khống chế đo vẽ được phép bình sai gần đúng. Khi tính toán và trong kết quả cuối cùng sau bình sai giá trị góc lấy đến chẵn giây; giá trị cạnh, giá trị tọa độ lấy đến cm (0,01m).

– Thành quả đo đạc, tính toán và bình sai khi lập lưới đo vẽ gồm: bảng tọa độ vuông góc phẳng; sơ đồ lưới

  1. Lập lưới khống chế đo vẽ bằng công nghệ GPS:

– Căn cứ vào địa hình, địa vật, mật độ điểm hạng cao có trong khu đo và thiết bị công nghệ hiện có, lưới khống chế đo vẽ huyện Sốp Cộp được xây dựng bằng công nghệ GPS. Lưới được thiết kế dạng lưới tam giác, tứ giác, chuỗi tam giác dày đặc có các cặp điểm thông hướng nhau. Lưới GPS phải được đo nối với ít nhất 3 điểm tọa độ hạng cao.

– Việc chọn điểm ngoài các yêu cầu kỹ thuật về chọn điểm khống chế đo vẽ như nơi bố trí điểm phải có nền đất chắc chắn, ổn định, không ảnh hưởng đến giao thông, có tầm quan sát rộng để đo được nhiều điểm chi tiết nhất. Cần lưu ý đến khả năng thông hướng lên bầu trời là tốt nhất.

– Thời gian thu tín hiệu (là thời gian khi tính toán xử ký cạnh đồng thời) không dưới 30 phút, số vệ tinh thu được liên tục tối thiểu là 4 vệ tinh, ngưỡng góc cao vệ tinh lớn hơn 300.

– Chiều dài cạnh không quá 400m và không ngắn hơn 20m.

– Các chỉ tiêu xử lý, tính toán cạnh như sau:

+ RMS cho phép < 0,02 + 0,004*S (km)            S: chiều dài cạnh

+ Reference- Variance < 30

+ Ratio: giới hạn phần mềm > 1,5

+ RDOP < 0,1

+ Sai số khép hình các tam giác ≥ 1/4000

+ Sai số trung phương đo cạnh sau bình sai không lớn hơn 0,015m (sai số ms ≤ 1,5cm)

+ Sai số trung phương góc phương vị ≤ 15”

– Sai số khép chênh cao đo nối GPS trong một tam giác không vượt quá ± 100mm, trong đó D tính bằng (km).

+ Trường hợp một trong các chỉ tiêu trên không đạt yêu cầu nhưng không quá 1,5 lần quy định thì căn cứ vào sai số khép tam giác hoặc khép vòng đạt yêu cầu để xem xét chấp nhận lời giải hay xử lý lại cạnh hoặc đo lại cạnh.

Việc tính toán bình sai phải được thực hiện bằng các phần mềm được Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép sử dụng.

Máy, các dụng cụ kèm theo phải được kiểm nghiệm trước khi đưa vào thi công.

  1. Lập lưới khống chế đo vẽ bằng phương pháp đường chuyền:

Ngoài công nghệ đo GPS, tuỳ thuộc vào địa hình một số khu vực nhỏ hẹp, ẩn khuất có thể áp dụng phương pháp lưới đường chuyền kinh vĩ.

Tại các điểm khởi và khép đường chuyền phải đo nối phương vị, trường hợp đặc biệt có thể đo nối với 1 phương vị nhưng số lượng điểm khép toạ độ phải nhiều hơn 2 điểm (có ít nhất 3 điểm gốc trong đó 1 điểm được đo nối phương vị).

Đường chuyền kinh vĩ 1 (KV1) phải được phát triển dựa trên tối thiểu 2 điểm tọa độ có độ chính xác tương đương điểm địa chính trở lên; đường chuyền kinh vĩ 2 (KV2) được phát triển dựa trên tối thiểu 2 điểm tọa độ có độ chính xác tương đương điểm khống chế đo vẽ cấp 1 trở lên. Tuỳ theo điều kiện thực tế mà số điểm, số tuyến đường chuyền kinh vĩ được bố trí dưới dạng tuyến đơn hay mạng có một hay nhiều điểm nút. Đơn vị thị công sẽ tự thiết kế, bố trí đồ hình ở thực địa sao cho phù hợp đồ hình, kích thước theo quy phạm hiện hành.

Trường hợp đặc biệt đường chuyền kinh vĩ 2 được phép thiết kế đường chuyền treo, số cạnh của đường chuyền treo không quá 4, phải đo đi và về để lấy giá trị trung bình góc, cạnh đưa vào tính toán.

Chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản chung của lưới khống chế đo vẽ quy định như sau:

STT Tiêu chí đánh giá chất lượng

lưới khống chế đo vẽ

Chỉ tiêu kỹ thuật
Lưới KC đo vẽ cấp 1 Lưới KC đo vẽ cấp 2
1 Sai số trung phương vị trí điểm sau bình sai so với điểm gốc ≤ 5 cm ≤ 7 cm
2 Sai số trung phương tương đối cạnh sau bình sai ≤1/25.000 ≤ 1/10000
3 Sai số khép tương đối giới hạn  ≤ 1/10000 ≤ 1/5.000

* Lưới đường chuyền kinh vĩ cấp 1,2:

– Chiều dài lớn nhất của đường chuyền đơn ([S]max), sai số trung phương đo góc (mβ), sai số khép tương đối giới hạn đường chuyền (fs/[S]) được quy định ở bảng dưới đây:

STT Các yếu tố của lưới đường chuyền Chỉ tiêu kỹ thuật
1 Góc ngoặt của đường chuyền ≥ 300 (30 độ)
2 Số cạnh trong đường chuyền ≤ 15
3 Chiều dài đường chuyền:

– Nối 2 điểm cấp cao

– Từ điểm khởi tính đến điểm nút hoặc giữa hai điểm nút

– Chu vi vòng khép

 

≤ 8 km

≤ 5 km

≤ 20 km

4 Chiều dài cạnh đường chuyền

– Cạnh dài nhất

– Cạnh ngắn nhất

– Chiều dài trung bình một cạnh

 

≤ 1.400 m

≥ 200 m

500 – 700 m

5 Trị tuyệt đối sai số trung phương đo góc ≤ 5 giây
6 Trị tuyệt đối sai số giới hạn khép góc đường chuyền hoặc vòng khép (n: là số góc trong đường chuyền hoặc vòng khép)  giây
7 Sai số khép giới hạn tương đối fs/[s] ≤ 1:25000

* Đối với khu đo vùng núi, giao thông khó khăn thì chiều dài đường chuyền 1, 2 theo bảng trên  được phép nhân với 1,5 lần.

– Đối với lưới đường chuyền, chiều dài lớn nhất giữa điểm gốc và điểm nút, giữa các điểm nút phải nhỏ hơn 2/3 chiều dài đã quy định ở bảng trên.

– Chiều dài cạnh đường chuyền không quá 400m và không ngắn hơn 20m. Riêng đối với đường chuyền cấp 2 ở đô thị cho phép cạnh ngắn nhất không dưới 5m

Chiều dài của hai cạnh liền nhau của đường chuyền không chênh nhau quá 2,5 lần. Số cạnh trong đường chuyền không quá 20 cạnh cho tỷ lệ 1:500 đến 1/5000

– Sai số trung phương đo cạnh đường chuyền sau bình sai không lớn hơn 0,015m.

– Sai số khép góc trong đường chuyền không được vượt quá đại lượng fβ=2mβ√n. (mβ: sai số trung phương đo góc, n: số góc trong đường chuyền).

– Góc trong lưới khống chế đo vẽ được đo 2 lần bằng các loại máy đo góc có độ chính xác ≤ 10”, giữa các lần đo thay đổi vị trí bàn độ đi 90º, nếu trạm đo có từ 3 hướng trở lên phải đo theo phương pháp toàn vòng.

Nếu sử dụng máy có độ chính xác từ 1” đến 5” thì góc của lưới khống chế đo vẽ chỉ đo 1 lần đo.

– Cạnh của lưới khống chế đo vẽ được đo 2 lần đo, chênh lệch kết quả giữa các lần đo ≤ 2a (a là hằng số của máy).

– Tại các điẻm khởi và khép đường chuyền phải đo nối phương vị. Trong trường hợp đặc biệt có thể đo nối với 1 phương vị nhưng số lượng điểm khép toạ độ phải nhiều hơn 2 điểm (có ít nhất 3 điểm gốc trong đó 1 được đo nối phương vị)

– Trường hợp đặc biệt đường chuyền kinh vĩ cấp 2 được phép thiết kế đường chuyền treo, số cạnh của đường chuyền treo không quá 4 phải đo đi và về lấy giá trị trung bình đưa vào tính toán.

– Lưới khống chế đo vẽ được tính toán bình sai theo phần mềm chuyên dụng được Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép hoặc được phép bình sai gần đúng.

*  Lưới đường chuyền toàn đạc:

Được phát triển để tăng dày các điểm trạm đo, cơ sở để phát triển lưới đường chuyền toàn đạc là các điểm từ kinh vĩ cấp 2 trở lên (trừ điểm của đường chuyền treo).

Trường hợp đặc biệt khó khăn cho việc đo nối mới lập đường chuyền toàn đạc treo, cơ sở để phát triển đường chuyền toàn đạc treo là các điểm từ kinh vĩ cấp 2 trở lên (trừ điểm của đường chuyền treo), số cạnh của đường chuyền toàn đạc treo không quá 2, phải đo đi và về lấy giá trị trung bình đưa vào tính toán.

Các chỉ tiêu của lưới đường chuyền toàn đạc được quy định ở bảng sau:

STT Tiêu chí đánh giá chất lượng

lưới khống chế đo vẽ

Chỉ tiêu kỹ thuật
Lưới KC đo vẽ cấp 1 Lưới KC đo vẽ cấp 2
1 Sai số trung phương vị trí điểm sau bình sai so với điểm gốc ≤ 5 cm ≤ 7 cm
2 Sai số trung phương tương đối cạnh sau bình sai ≤1/25.000 ≤ 1/10000
3 Sai số khép tương đối giới hạn  ≤ 1/10000 ≤ 1/5.000

Đối với khu vực rậm rạp, vướng suối… chiều dài đường chuyền toàn đạc được phép tăng lên 1.3 lần, số cạnh được phép tăng đến 1.5 lần.

Góc ngang trong đường chuyền toàn đạc đo 1 lần đo, đọc số chẵn giây hoặc 5 giây tuỳ theo máy đo.

Sai số khép góc không lớn hơn 60x ( n là số góc ).

Sai số khép toạ độ không lớn hơn  giá trị   fs =

( [ S] là chiều dài đường chuyền tính bằng mét, n là số cạnh ).

* Cọc phụ:

Khi mật độ các điểm trạm đo chưa đủ thì được phép phát triển các cọc phụ. Không được phép phát triển cọc phụ 2 lần. Số liệu đo cọc phụ có thể để chung trong file số liệu đo chi tiết nếu sử dụng sổ ghi điện tử (khi đó việc tính tọa độ thực hiện trên máy tính cùng với các điểm chi tiết, không cần tính ra bảng tính).

  1. Quy định đánh số sổ, số hiệu điểm của lưới khống chế đo vẽ.

Vì có nhiều tổ, nhóm thi công trong 1 xã, thị trấn để tránh sự nhầm lẫn và trùng số sổ, số hiệu điểm, nay quy định cụ thể như sau:

+ Cách đánh số sổ: Tên tổ trưởng (viết tắt) – số thứ tự sổ

Ví dụ: T- 05

T – Viết tắt tên tổ trưởng.

05- Là số thứ tự sổ được đánh từ 1 đến n

Nếu sổ toàn đạc thì thêm TĐ vào ngay sau dấu gạch nối.

Ví dụ: T – TĐ05

+ Cách đánh số hiệu điểm:

– Ký tự đầu là cấp hạng khống chế (1: kinh vĩ 1; 2: kinh vĩ 2), ký tự tiếp sau là tên tổ trưởng (viết tắt), tiếp theo là số thứ tự điểm, đánh từ 1 đến n cho từng cấp hạng. Số hiệu điểm không được dài quá 8 ký tự. Ví  dụ: 1T10, 2T15

– Số hiệu điểm của đường chuyền toàn đạc, toàn đạc treo cũng đánh số tương tự như kinh vĩ 1, 2 nhưng các ký tự đầu là 3 (chỉ cấp hạng toàn đạc), là 4 (chỉ cấp hạng toàn đạc treo). Ví dụ: 3T10, 4T15

– Số hiệu của điểm cọc phụ được đánh số bằng chữ cái in tiếp theo sau số hiệu điểm tương ứng mà nó phát triển tiếp. Ví dụ: 1T01A, 2T05A, 3T10C..

7.3.1. Máy và các trang thiết bị kỹ thuật.

Máy và các dụng cụ đo là các loại máy GPS-RTK, TOPCON 701, TOPCON 226, SET 5E, SET 4B, SET 4C v.v… hoặc các loại máy có độ chính xác tương đương, dụng cụ kỹ thuật kèm theo gồm gương, thước thép và các trang thiết bị khác.

Máy và các dụng cụ trước khi đo phải được kiểm tra, kiểm định theo quy định tại Điều 13 , nếu máy đã dùng trong đo lưới xong và dùng luôn vào đo vẽ chi tiết thì không phải kiểm nghiệm.

7.3.2. Quy định ghi sổ.

          Số liệu đo góc, cạnh lưới khống chế đo vẽ được ghi bằng chì cứng trực tiếp vào sổ đo theo mẫu của Bộ Tài nguyên và Môi trường; đo ngắm phải đúng trình tự ghi sổ phải rõ ràng, sạch sẽ. Không được sửa chữa các số đọc hàng giây. Các số đọc độ, phút khi nhầm lẫn được phép sửa (gạch số sai, viết số đúng lên trên hoặc bên cạnh, không được chữa đè lên chữ số, không được tẩy số cũ) nhưng không được sửa liên hoàn.

Khi đo lưới khống chế đo vẽ, đo vẽ chi tiết bản đồ địa chính phải ghi sổ đo đầy đủ thông tin đo đạc và lập Sổ nhật ký trạm đo theo mẫu quy định tại Phụ lục số 10, trừ trường hợp sử dụng các máy đo ghi được đầy đủ các thông tin đó.

7.4. Xác định ranh giới thửa đất, lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất

7.4.1. Xác định ranh giới thửa đất

  1. Trước khi đo vẽ chi tiết, cán bộ đo đạc phải phối hợp với người dẫn đạc (là công chức địa chính cấp xã hoặc cán bộ thôn, bản, tổ dân phố… để được hỗ trợ, hướng dẫn việc xác định hiện trạng, ranh giới sử dụng đất) cùng với người sử dụng, quản lý đất liên quan tiến hành xác định ranh giới, mốc giới thửa đất trên thực địa, đánh dấu các đỉnh thửa đất bằng đinh sắt, vạch sơn, cọc bê tông, cọc gỗ và lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất để làm căn cứ thực hiện đo đạc ranh giới thửa đất; đồng thời, yêu cầu người sử dụng đất cung cấp các giấy tờ liên quan đến thửa đất (có thể cung cấp bản sao các giấy tờ đó không cần công chứng, chứng thực).
  2. Ranh giới thửa đất được xác định theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận, bản án của tòa án có hiệu lực thi hành, kết quả giải quyết tranh chấp của cấp có thẩm quyền, các quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền có liên quan đến ranh giới thửa đất.

Trường hợp đang có tranh chấp về ranh giới thửa đất thì đơn vị đo đạc có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có thửa đất để giải quyết. Trường hợp tranh chấp chưa giải quyết xong trong thời gian đo đạc ở địa phương mà xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì đo đạc theo ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý đó; nếu không thể xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì được phép đo vẽ khoanh bao các thửa đất tranh chấp; đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp thành 02 bản, một bản lưu hồ sơ đo đạc, một bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện các bước giải quyết tranh chấp tiếp theo theo thẩm quyền.

7.4.2. Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất

  1. Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục số 11 của tài liệu [9] cho tất cả các thửa đất trừ các trường hợp sau đây:
  2. a) Thửa đất có giấy tờ thỏa thuận hoặc văn bản xác định ranh giới, mốc giới sử dụng đất có bản vẽ thể hiện rõ ranh giới sử dụng đất mà ranh giới hiện trạng của thửa đất không thay đổi so với bản vẽ trên giấy tờ đó;
  3. b) Thửa đất có giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất mà trong giấy tờ đó thể hiện rõ đường ranh giới chung của thửa đất với các thửa đất liền kề và hiện trạng ranh giới của thửa đất không thay đổi so với giấy tờ hiện có;
  4. c) Đối với thửa đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản có bờ thửa hoặc cọc mốc cố định, rõ ràng trên thực địa thì không phải lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới sử dụng đất nhưng sau khi có bản đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất phải công bố công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và khu dân cư trong thời gian tối thiểu là 10 ngày liên tục, đồng thời phải thông báo rộng rãi cho người sử dụng đất biết để kiểm tra, đối chiếu; hết thời gian công khai phải lập Biên bản xác nhận việc công khai bản đồ địa chính theo mẫu quy định tại Phụ lục số 14;
  5. Trường hợp trên giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất có sơ đồ thể hiện ranh giới thửa đất nhưng khác với ranh giới thửa đất theo hiện trạng khi đo vẽ thì trên Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất phải thể hiện ranh giới theo hiện trạng và ranh giới theo giấy tờ đó.
  6. Trường hợp ranh giới thửa đất đang có tranh chấp thì trên Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất thể hiện đồng thời theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và theo ý kiến của các bên liên quan.
  7. Trường hợp người sử dụng đất, người sử dụng đất liền kề vắng mặt trong suốt thời gian đo đạc thì ranh giới thửa đất được xác định theo bản mô tả đã được các bên liên quan còn lại và người dẫn đạc xác nhận. Đơn vị đo đạc có trách nhiệm chuyển Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất cho Ủy ban nhân dân cấp xã để thông báo (hoặc gửi) cho người sử dụng đất vắng mặt ký sau đó.

          7.5. Đo vẽ chi tiết

7.5.1. Máy móc, thiết bị

Máy móc thiết bị dùng vào việc đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000, 1/2000, 1/5000 khu đo huyện Mai Sơn là các máy kinh vĩ điện tử như: TOPCON 701, TOPCON 226, SET 5E, SET 4B, SET 4C ; GPS-RTK v.v… hoặc các loại máy có độ chính xác tương đương, dụng cụ kỹ thuật kèm theo gồm gương, thước thép và các trang thiết bị khác. Trước khi đo vẽ máy móc thiết bị phải được kiểm tra kiểm nghiệm theo qui định tại điều 13 của tài liệu [9].

7.5.2. Đo vẽ chi tiết:

* Đo vẽ đường địa giới hành chính được trình bày tại điểm 7.2 mục 7

* Đo vẽ ranh giới thửa: Việc đo vẽ chi tiết ranh giới thửa đất được thực hiện theo hiện trạng thực tế đang sử dụng, quản lý đã được xác định theo quy định tại điểm 7.4 mục 7.

Trường hợp có giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất thể hiện rõ ranh giới thửa đất (có kích thước cạnh hoặc tọa độ đỉnh thửa đất) nhưng ranh giới thửa đất trên thực địa đã thay đổi so với giấy tờ đó thì trên bản đồ địa chính phải thể hiện cả đường ranh giới thửa đất theo giấy tờ đó (bằng nét đứt) và ranh giới thửa đất theo hiện trạng (bằng nét liền). Đơn vị đo đạc phải thể hiện sự thay đổi về ranh giới thửa đất trong Phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất lập theo mẫu quy định tại Phụ lục số 12; đồng thời lập danh sách các trường hợp thay đổi ranh giới thửa đất gửi Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Tài nguyên và Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường (đối với thửa đất do tổ chức sử dụng) nơi có thửa đất để xử lý theo thẩm quyền.

Trong quá trình đo vẽ chi tiết, tại mỗi trạm máy phải bố trí các điểm chi tiết làm điểm kiểm tra với các trạm đo kề nhau. Số lượng điểm kiểm tra phụ thuộc vào khu vực đo và không dưới 2 điểm với mỗi trạm đo kề nhau. Trường hợp sai số vị trí điểm kiểm tra giữa hai lần đo từ hai trạm máy bằng hoặc nhỏ hơn sai số quy định tại điểm mục VII.1.3.2 phần 5 của điều chỉnh Thiết kế kỹ thuật – dự toán thì vị trí điểm kiểm tra được xác định bằng tọa độ trung bình giữa hai lần đo. Trường hợp sai số nói trên vượt quá sai số quy định tại mục VII.1.3.2 phần 5của điều chỉnh Thiết kế kỹ thuật – Dự toán thì phải kiểm tra, xác định rõ nguyên nhân để khắc phục.

Đối với khu đo cùng thời điểm đo vẽ có nhiều tỷ lệ khác nhau thì phải đánh dấu các điểm chi tiết chung của hai tỷ lệ để đo tiếp biên. Các điểm đo tiếp biên phải được đo đạc theo chỉ tiêu kỹ thuật của tỷ lệ bản đồ lớn hơn.

Sau khi bản đồ địa chính được nghiệm thu cấp đơn vị thi công, đơn vị đo đạc in Phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất theo mẫu quy định tại Phụ lục số 12 và giao cho người sử dụng đất để kiểm tra, xác nhận, kê khai đăng ký đất đai theo quy định và nộp lại cùng hồ sơ đăng ký đất đai để làm cơ sở nghiệm thu bản đồ địa chính. Trường hợp phát hiện trong kết quả đo đạc địa chính thửa đất có sai sót thì người sử dụng đất báo cho đơn vị đo đạc kiểm tra, chỉnh sửa, bổ sung.

* Đo vẽ nhà ở, công trình xây dựng khác và đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất

Việc đo vẽ chi tiết nhà ở, công trình xây dựng khác và đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất thực hiện theo đường ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý tại thực địa với độ chính xác tương đương điểm đo vẽ chi tiết

7.5.3. Phương pháp đo và quy định tại trạm đo.

* Phương pháp đo: Công tác thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000, 1/2000, 1/5000 khu đo huyện Phù Yên được sử dụng 2 phương pháp chính:

– Phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa bằng máy toàn đạc điện tử kết hợp kéo thước thép;

– Phương pháp lập bản đồ địa chính bằng công nghệ GPS;

(1) Phương pháp toàn đạc kết hợp kéo thước thép: Khi dùng thước thép kết hợp với đo góc để tính ra toạ độ điểm mia được phép dùng các phương pháp đường thẳng kéo dài, giao hội cạnh, đường vuông góc, hạ vuông góc để xác định điểm mia.

+ Khi đo cạnh đối với trường hợp tâm gương không trùng với ranh đất phải tính số cải chính ngay tại thực địa.

+ Đặt máy đo trên các điểm khống chế đo vẽ xác định toạ độ ranh đất theo số hiệu các điểm mia trong lược đồ chi tiết. Đối với những góc ranh, góc nhà không đo vẽ được thì dùng thước thép xác định giá trị cạnh tương quan bằng các phương pháp tính ra toạ độ điểm cần xác định.

+ Tại trạm đo phải bố trí đo 2 điểm mia chung với các trạm đo xung quanh. Số chênh giữa 2 trạm đo về một điểm chung không vượt quá: ms £ 0,2 mm theo tỷ lệ bản đồ thì được phép lấy trung bình để vẽ. Nếu trạm đo là cọc phụ thì định hướng về tại trạm phát triển ra cọc phụ đó và đo kiểm tra giá trị cạnh. Các quy định khác trong đo vẽ chi tiết theo quy định tại điều 7 của tài liệu [9]

(2) Phương pháp lập bản đồ địa chính bằng công nghệ GNSS: Phương phápđo tương đối chỉ được áp dụng để lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 ở khu vực đất nông nghiệp.

* In bản vẽ để kiểm tra.

Bản vẽ sau khi vẽ kín mảnh có thể dùng máy in laser hoặc máy vẽ xuất bản vẽ ra giấy. Đây là bản vẽ tạm chỉ nhằm mục đích đưa ra kiểm tra, đối soát ngoài thực địa.

* Kiểm tra chỉnh sửa tại thực địa.

Sau khi in thử và kiểm tra sơ bộ thì dùng máy vẽ xuất bản vẽ ra giấy khổ A1 mang ra thực địa kiểm tra toàn bộ nội dung. Nếu phát hiện sai sót thì ghi chú vào ngay bản vẽ và bổ sung chỉnh sửa file số liệu gốc trong máy vi tính.

7.6. Quy định biên đo và tiếp biên.

Bản đồ địa chính phải tiếp biên giữa các mảnh tiếp giáp nhau trong cùng đơn vị hành chính cấp huyện và giữa các mảnh tiếp giáp nhau khác đơn vị hành chính cấp xã trong một tỉnh. Hạn sai khi tiếp biên bản đồ địa chính được xác định như sau:

Trong đó: Dl là độ lệch giữa đối tượng tiếp biên; m1, m2 là sai số tương ứng với từng loại tỷ lệ bản đồ quy định tại khoản 4 và 5 Điều 7 của tài liệu [9].

Nếu Dl nằm trong hạn sai cho phép nêu trên thì chỉnh sửa như sau: đối với bản đồ địa chính cùng tỷ lệ thì chỉnh sửa dữ liệu ở bản đồ địa chính lập mới; đối với bản đồ địa chính khác tỷ lệ đo vẽ thì chỉnh sửa dữ liệu ở bản đồ địa chính tỷ lệ nhỏ theo dữ liệu ở bản đồ địa chính tỷ lệ lớn.

Nếu Dl lớn hơn hạn sai cho phép nêu trên thì phải kiểm tra lại việc đo vẽ và biên tập bản đồ địa chính để xử lý.

Đối với bản đồ địa chính khác thời gian đo vẽ nếu phát hiện có sự sai lệch, chồng, hở mà Dl vượt quá hạn sai cho phép nêu trên thì phải kiểm tra lại và phải đảm bảo chất lượng sản phẩm do mình làm ra. Đơn vị thi công không được tự ý chỉnh sửa trên sản phẩm của mình cũng như trên tài liệu cũ để tiếp biên mà phải báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường bằng văn bản các sai lệch, chồng, hở để quyết định.

– Khi tiếp biên đường (vẽ 2 nét), suối, mương 2 nét thì phải vẽ hết địa vật (không vẽ một bên), trừ trường hợp đặc biệt được nêu dưới đây.

– Đối với khu vực có suối quá rộng không xác định được địa giới hành chính do không đo vẽ được bờ bên kia sông nên việc xác định đường địa giới được thực hiện như sau: Quét, nắn chuyển bản đồ địa giới hành chính tỷ lệ 1/10.000 ở khu vực cần xác định địa giới hành chính về hệ toạ độ VN-2000 (sử dụng toạ độ của các góc khung bản đồ để nắn chuyển). Vectơ hoá đường địa giới hành chính và mép suối theo bản đồ địa giới hành chính đã được nắn rồi chuyển đường địa giới hành chính vào bản đồ địa chính; đường bờ nước suối khu vực thi công phải được đo vẽ trực tiếp.

  1. Biên tập bản đồ địa chính, đánh số thửa và tính diện tích.

8.1. Khung và trình bày khung bản đồ địa chính thực hiện theo mẫu quy định tại điểm 1 và 2 mục III của Phụ lục số 01. Khung trong tiêu chuẩn, khung trong mở rộng của mảnh bản đồ địa chính và lưới tọa độ ô vuông được xác định theo giá trị lý thuyết, không có sai số.

8.2. Bản đồ địa chính được biên tập theo đơn vị hành chính cấp xã. Phạm vi thể hiện của một mảnh bản đồ địa chính được giới hạn trong khung trong tiêu chuẩn.

8.3. Các đối tượng trên bản đồ địa chính được biểu thị bằng các yếu tố hình học dạng điểm, dạng đường (đoạn thẳng, đường gấp khúc), dạng vùng, ký hiệu và ghi chú.

– Các đối tượng dạng đường trên bản đồ phải được thể hiện bằng các dạng polyline, linestring, chain hoặc complexchain… tùy theo phần mềm biên tập bản đồ; thể hiện liên tục, không đứt đoạn và phải có điểm nút ở những chỗ giao nhau giữa các đường thể hiện các đối tượng cùng kiểu.

– Các đối tượng cần tính diện tích phải được xác lập dưới dạng vùng. Các đối tượng dạng vùng (trừ thửa đất) không khép kín trong phạm vi thể hiện của một mảnh bản đồ địa chính hoặc phạm vi khu đo hoặc phạm vi địa giới hành chính thì được khép vùng giả theo khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính hoặc phạm vi khu đo hoặc phạm vi địa giới hành chính.

8.4. Các thửa đất không thể hiện được trọn trong phạm vi khung trong tiêu chuẩn của một mảnh bản đồ địa chính hoặc trường hợp phải mở rộng khung để thể hiện hết các yếu tố nội dung bản đồ vượt ra ngoài phạm vi khung trong tiêu chuẩn để hạn chế số mảnh bản đồ địa chính tăng thêm ở ranh giới của khu đo hay đường địa giới hành chính thì được mở rộng khung theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của tài liệu [9] để biên tập trọn thửa và thể hiện hết các yếu tố nội dung bản đồ vượt ra ngoài phạm vi khung trong tiêu chuẩn.

– Trường hợp khi mở rộng khung trong bản đồ mà vẫn không thể hiện được trọn thửa đất thì giữ nguyên khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính, phần ngoài khung được biên tập vào mảnh bản đồ địa chính tiếp giáp bên cạnh; số thửa, diệntích và loại đất được thể hiện trên tờ bản đồ chiếm diện tích phần lớn hơn của thửa đất, còn phần nhỏ hơn của thửa đất chỉ thể hiện loại đất.

8.5. Các yếu tố hình học, đối tượng bản đồ địa chính phải được xác định đúng phân lớp thông tin bản đồ (level), đúng phân loại, đúng thông tin thuộc tính theo quy định tại Phụ lục số 18, đúng ký hiệu theo quy định tại Phụ lục số 01.

8.6. Nhãn thửa, đánh số thứ tự thửa đất và thể hiện các thông tin thửa đất trên bản đồ địa chính

– Trên bản đồ địa chính các thông tin về số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất, loại đất được thể hiện bằng ký hiệu dạng hỗn số quy định tại Phụ lục số 01.

– Số thứ tự thửa đất được đánh số hiệu bằng số Ả Rập theo thứ tự từ 01 đến hết trên 01 mảnh bản đồ địa chính, bắt đầu từ thửa đất cực Bắc của mảnh bản đồ địa chính, từ trái sang phải, từ trên xuống dưới theo đường zích zắc.

Đối với đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất việc khép vùng được thực hiện cho từng khu vực theo ranh giới khu đo, theo đường địa giới hành chính hoặc theo khung trong tiêu chuẩn của tờ bản đồ và được đánh số thứ tự cùng với các thửa đất.

– Khi biên tập bản đồ địa chính được phép tận dụng các lớp (level) bản đồ số còn bỏ trống để thể hiện yếu tố thuộc tính khác của thửa đất (tên chủ, địa chỉ…).

8.7 Ghi chú và ký hiệu

Các ghi chú phải được bố trí vào vị trí thích hợp đảm bảo dễ nhận biết đối tượng được ghi chú, dễ đọc, tính mỹ quan của bản đồ. Trường hợp các ghi chú và các yếu tố khác trùng, đè lên nhau thì ưu tiên thể hiện đúng vị trí các đối tượng theo thứ tự ưu tiên như sau: các ký hiệu dạng điểm, nhãn thửa, các ghi chú khác.

8.8. Định dạng tệp tin bản đồ địa chính dạng số

Bản đồ địa chính dạng số có thể được xây dựng bằng nhiều phần mềm ứng dụng khác nhau nhưng tệp tin sản phẩm hoàn thành phải được chuyển về định dạng file *.dgn và nhập đầy đủ các thông tin mô tả về dữ liệu (siêu dữ liệu, metadata) theo quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường kèm theo từng mảnh bản đồ địa chính.

8.9. Biên tập để in bản đồ địa chính

– Việc biên tập để in bản đồ địa chính được thực hiện trên bản sao của các mảnh bản đồ địa chính dạng số thể hiện hiện trạng khi đo vẽ bản đồ.

– Biên tập đường địa giới hành chính khi đường địa giới hành chính trùng nhau hoặc trùng đối tượng khác.

+ Trường hợp đường địa giới hành chính các cấp trùng nhau thì thể hiện đường địa giới hành chính cấp cao nhất.

+ Trường hợp đường địa giới hành chính trùng với các yếu tố hình tuyến có dạng đường một nét thì thể hiện đường địa giới hành chính so le hai bên yếu tố đó.

+Trường hợp đường địa giới hành chính nằm giữa yếu tố hình tuyến hai nét thì thể hiện đường địa giới hành chính vào tâm của yếu tố đó khi khoảng sáng giữa ký hiệu đường địa giới hành chính với các nét của yếu tố đó không nhỏ hơn 0,2 mm trên bản đồ; trường hợp còn lại vẽ so le hai bên như trường hợp đường địa giới hành chính trùng với các yếu tố hình tuyến có dạng đường một nét.

– Biên tập đường ranh giới chiếm đất khi đường ranh giới chiếm đất của các đối tượng trùng nhau

+ Trường hợp ranh giới giữa 2 đối tượng dạng vùng khác loại thì đường ranh giới được biên tập trong lớp (level) lớn hơn.

+ Trường hợp các đối tượng giao cắt nhau không cùng mức thì đối tượng ở phía trên được thể hiện liên tục không đứt đoạn qua vùng giao cắt. Ranh giới khép vùng của các đối tượng ở dưới được thể hiện theo đường tiếp giáp của hình chiếu thẳng đứng lên mặt đất của đối tượng đó với hình chiếu thẳng đứng lên mặt đất của đối tượng ở trên.

– Khi thửa đất hoặc một phần thửa đất không thể thể hiện dưới dạng vùng theo tỷ lệ trên bản đồ thì thửa đất đó được trích vẽ phi tỷ lệ và thể hiện ở vị trí thích hợp ở trong hoặc ngoài khung bản đồ. Đối với các đối tượng giao thông, thủy văn hình tuyến có độ rộng trên bản đồ dưới 0,2 mm thì thể hiện theo đường tâm và ghi chú độ rộng của đối tượng đó.

– Biên tập các ghi chú, ký hiệu khi các ghi chú, ký hiệu chồng đè với các yếu tố khác

+ Các ghi chú, ký hiệu phải được bố trí vào vị trí thích hợp đảm bảo dễ nhận biết đối tượng được ghi chú, dễ đọc, tính mỹ quan của bản đồ. Thể hiện vị trí các yếu tố theo thứ tự ưu tiên: các ký hiệu dạng điểm, nhãn thửa, các yếu tố khác;

+ Nhãn thửa đất thể hiện theo thông tin hiện trạng. Các thửa đất nhỏ, hẹp không thể trình bày nhãn thửa vào bên trong thửa đất thì trình bày nhãn thửa tại vị trí thích hợp ngoài thửa đất; nếu không thể trình bày nhãn thửa ở bên ngoài thửa đất thì chỉ trình bày số thứ tự thửa đất ở bên trong hoặc bên ngoài thửa đất, đồng thời lập bảng liệt kê các thửa đất nhỏ, hẹp ở dưới khung nam của mảnh bản đồ địa chính. Khi phải trình bày nhãn thửa hoặc số thứ tự thửa đất bên ngoài phạm vi thửa đất thì đánh mũi tên chỉ vào thửa đất đó.

– Bản đồ địa chính dạng giấy được in màu trên giấy in vẽ bản đồ khổ giấy A0, có định lượng 120g/m2 trở lên, bằng máy chuyên dụng in bản đồ, chế độ in đạt độ phân giải tối thiểu 1200 x 600 dpi, mực in chất lượng cao, phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật máy.

8.10. Tính diện tích

– Việc tính diện tích được thực hiện trên bản đồ dạng số cho tất cả các thửa đất và đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất bằng phương pháp giải tích.

Trường hợp các đối tượng dạng vùng cùng kiểu (cùng kiểu đối tượng giao thông hoặc cùng kiểu đối tượng thủy văn…) giao cắt cùng mức thì chiếm đất chung của đối tượng được tính theo đường ranh giới chiếm đất ngoài cùng.

Trường hợp các đối tượng dạng vùng không cùng kiểu (không cùng kiểu đối tượng giao thông hoặc không cùng kiểu đối tượng thủy văn) hoặc cùng kiểu nhưng giao cắt không cùng mức thì diện tích phần giao nhau của hình chiếu thẳng đứng của các đối tượng đó trên mặt đất được tính cho đối tượng nằm trực tiếp trên mặt đất.

– Khi có sự chênh lệch giữa tổng diện tích của tất cả các đối tượng chiếm đất so với diện tích tính vùng bao trùm tất cả các đối tượng chiếm đất đó trong một mảnh bản đồ địa chính thì phải kiểm tra phát hiện nguyên nhân và xử xý các trường hợp đối tượng chiếm đất bị tính trùng hoặc bỏ sót.

8.11. Diện tích và các thông tin thuộc tính của thửa đất, đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất được thể hiện và thống kê trên phạm vi từng mảnh bản đồ địa chính và phạm vi đơn vị hành chính cấp xã vào Sổ mục kê đất đai theo mẫu quy định tại Phụ lục số 15 và Bảng tổng hợp số thửa, diện tích, số chủ sử dụng, quản lý đất theo hiện trạng đo đạc lập bản đồ địa chính theo mẫu quy định tại Phụ lục số 16; đồng thời được tổng hợp vào biểu thống kê hiện trạng sử dụng đất của đơn vị hành chính cấp xã theo quy định về thống kê, kiểm kê đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Biểu 01/TKĐĐ, 02/TKĐĐ, 03/TKĐĐ).

8.12. Trường hợp chỉ đo vẽ chi tiết bản đồ địa chính một phần diện tích cần thiết mà không đo vẽ khép kín đơn vị hành chính cấp xã và phần diện tích đo vẽ chi tiết bản đồ địa chính lớn hơn 50% diện tích tự nhiên thì phải biên tập thêm bản đồ tỷ lệ phù hợp từ các loại bản đồ khác để tính diện tích khép kín địa giới hành chính (tính diện tích dựa vào tài liệu bản đồ khác sử dụng để khoanh bao khu vực này).

  1. Lập phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất

Sau khi bản đồ địa chính được nghiệm thu cấp đơn vị thi công, đơn vị đo đạc in Phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất theo mẫu quy định tại Phụ lục số 12 và giao cho người sử dụng đất để kiểm tra, xác nhận, kê khai đăng ký đất đai theo quy định.

Phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất được đóng thành quyển theo từng tờ bản đồ địa chính, sau khi kiểm tra nghiệm thu sẽ được giao nộp cùng với thành quả đo đạc thành lập bản đồ địa chính. Trường hợp phát hiện trong phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất có sai sót thì người sử dụng đất báo cho đơn vị đo đạc kiểm tra, chỉnh sửa, bổ sung.

Trường hợp thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận và không có biến động về sử dụng đất mà người sử dụng đất không đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận thì người sử dụng đất xác nhận vào phiếu kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất và nộp lại cho đơn vị đo đạc để làm cơ sở lập hồ sơ địa chính.

  1. 10. Lập sổ mục kê

– Sổ mục kê đất đai được lập cho từng xã, thị trấn để liệt kê các thửa đất và đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất theo kết quả đo vẽ lập, chỉnh lý bản đồ địa chính, trích đo địa chính thửa đất trong phạm vi đơn vị hành chính cấp xã.

– Nội dung sổ mục kê đất đai gồm số thứ tự tờ bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính; số thứ tự thửa đất, đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất; tên người sử dụng, quản lý đất; mã đối tượng sử dụng, quản lý đất; diện tích; loại đất (bao gồm loại đất theo hiện trạng, loại đất theo giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất, loại đất theo quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt).

– Sổ mục kê đất đai được lập dưới dạng số, lưu giữ trong cơ sở dữ liệu đất đai, được in cùng với bản đồ địa chính để lưu trữ và được sao để sử dụng đối với nơi chưa có điều kiện khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu đất đai.

– Nội dung, hình thức quy định chi tiết lập sổ mục kê đất đai thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục số 15.

– Việc lập sổ mục kê đất đai được đơn vị đo đạc lập ngay sau khi đo xong và được bộ phận làm công tác đăng ký thống kê hoàn thiện cùng với quá trình lập sổ địa chính.

  1. Lập biểu thống kê diện tích, biên bản bàn giao sản phẩm đo đạc lập bản đồ địa chính

Bảng tổng hợp số thửa, diện tích, số chủ sử dụng, quản lý trong đơn vị hành chính theo hiện trạng đo vẽ bản đồ địa chính được lập sau khi giao nhận xong diện tích cho tất cả các tờ bản đồ địa chính theo mẫu phụ lục 16.

Biên bản bàn giao sản phẩm đo đạc lập bản đồ địa chính được lập theo mẫu phụ lục 17 tài liệu [8].

12. Dự tính khối lượng và phân loại khó khăn

  1. Phân loại khó khăn

Căn cứ các quy định tại Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 về lựa chọn tỷ lệ đo vẽ và thành lập bản đồ địa chính;

Áp dụng các quy định phân loại khó khăn đo đạc thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo đạc trực tiếp tại Thông tư 14/2017/TT-BTNMT, ngày 20 tháng 7 năm 2017 của Bộ Tài nguyên và môi trường Quy định về định mức kinh tế – kỹ thuật, đo đạc, lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

Căn cứ kết quả khảo sát khu vực đo vẽ, kết quả điều tra thu thập số liệu tại huyệnPhù Yên. Trên cơ sở tính toán mật độ thửa/ha theo mảnh bản đồ cụ thể cho các tỷ lệ đo vẽ,  Thiết kế kỹ thuật – Dự toán này tính toán phân loại khó khăn cho các tỷ lệ đo vẽ như sau:

  1. Tỷ lệ đo vẽ 1/1000

Áp dụng các quy định phân loại khó khăn, quá trình tính toán phân loại có xem xét đến các yếu tố khó khăn như: Khu vực miền núi độ dốc trên 10%; có nhiều cây lâu năm, cây công nghiệp, nhiều khe suối; tầm nhìn che khuất và có số thửa có đất ở xen kẽ. Quá trình tính toán phân loại khó khăn  thiết kế – dự toán có mật độ thửa trung bình trên 1 ha so với quy định phân loại khó khăn tại Thông tư 14/2017/TT-BTNMT, ngày 20 tháng 7 năm 2017 của Bộ Tài nguyên và môi trường

Cụ thể, quy định số thửa cho từng loại khó khăn tỷ lệ 1/1000 như sau:

Loại 1 (KK1): Đất nông nghiệp, số thửa trung bình từ 20 đến dưới 40 thửa trong 1 ha.

Được áp dụng mức khó khăn 2 nếu khu vực đo có ít nhất một trong các tiêu trí sau:

– Khu vực có tầm che khuất từ 50% đến 80% diện tích.

– Khu vực trung du, miền núi có độ dốc trên 10%.

– Số thửa có đất ở xen kẽ trên 30% tổng số thửa.

Loại 2 (KK2): Đất nông nghiệp, số thửa trung bình từ 40 đến 60 thửa trong 1 ha.

Được áp dụng mức khó khăn 3 nếu khu vực đo có ít nhất một trong các tiêu trí sau:

– Khu vực có tầm che khuất từ 50% đến 80% diện tích.

– Khu vực trung du, miền núi có độ dốc trên 10%.

– Số thửa có đất ở xen kẽ trên 30% tổng số thửa.

Loại 3 (KK3): Đất khu dân cư (khu vực đô thị, dạng đô thị) số thửa trung bình từ 10 thửa đến dưới 20 thửa trong 1 ha; Đất nông nghiệp có số thửa trung bình từ 40 đến 60 thửa trong 1 ha.

Đất nông nghiệp được áp dụng khó khăn 4 nếu khu vực đo có ít nhất một trong các tiêu trí sau:

– Khu vực có tầm che khuất từ 50% đến 80% diện tích.

– Khu vực trung du, miền núi có độ dốc trên 10%.

– Số thửa có đất ở xen kẽ trên 30% tổng số thửa.

Loại 4 (KK4): Đất khu dân cư trung bình từ 20 thửa đến dưới 30 thửa trong 1 ha. Đất nông nghiệp có số thửa trung bình trên 60 thửa trong một ha.

  1. Tỷ lệ đo vẽ 1/2000

Áp dụng các quy định phân loại khó khăn, quá trình tính toán phân loại có xem xét đến các yếu tố khó khăn như: Khu vực miền núi độ dốc trên 10%; có  nhiều cây lâu năm, cây công nghiệp, nhiều khe suối; tầm nhìn che khuất. Cụ thể, quy định số thửa cho từng loại khó khăn tỷ lệ 1/2000 như sau:

Loại 1 (KK1):Đất nông nghiệp số thửa trung bình từ 05 thửa đến dưới 10 thửa trong 1 ha.

Được áp dụng mức khó khăn 2 nếu khu vực đo có ít nhất một trong các tiêu trí sau:

– Khu vực có tầm che khuất từ 50% đến 80% diện tích.

– Khu vực trung du, miền núi có độ dốc trên 10%.

– Số thửa có đất ở xen kẽ trên 30% tổng số thửa.

Loại 2 (KK2): Đất nông nghiệp số thửa trung bình từ 10 thửa đến 20 thửa trong 1 ha.

Được áp dụng mức khó khăn 3 nếu khu vực đo có ít nhất một trong các tiêu trí sau:

– Khu vực có tầm che khuất từ 50% đến 80% diện tích.

– Khu vực trung du, miền núi có độ dốc trên 10%.

– Số thửa có đất ở xen kẽ trên 30% tổng số thửa.

Loại 3 (KK3): Đất khu dân cư số thửa trung bình dưới 4 thửa trong 1 ha hoặc đất nông nghiệp số thửa trung bình trên 20 thửa trong 1 ha.

Đất nông nghiệp được áp dụng mức khó khăn 4, nếu khu vực đo có ít nhất một trong các tiêu trí sau:

– Khu vực có tầm che khuất từ 50% đến 80% diện tích.

– Khu vực trung du, miền núi có độ dốc trên 10%.

– Số thửa có đất ở xen kẽ trên 30% tổng số thửa.

Loại 4 (KK4): Đất khu dân cư số thửa trung bình từ 4 thửa đến dưới 8 thửa trong 1 ha.

  1. Bản đồ tỷ lệ 1/5.000

* KK1: Đất nông nghiệp số thửa trung bình dưới 1 thửa trong 1 ha.

Được áp dụng mức KK2 nếu khu vực đo có một trong các tiêu chí sau:

– Khu vực có nhiều kênh rạch, sông suối đi lại khó khăn;

– Khu vực có tầm che khuất từ 50% đến 80% diện tích;

– Khu vực trung du, miền núi có độ dốc từ trên 10% đến 20%;

Số thửa có đất ở xen kẽ trên 30% tổng số thửa.

Được áp dụng mức KK3 khi có từ 3 tiêu chí nêu trên hoặc tầm che khuất trên 80% diện tích hoặc có độ dốc trên 20%.

* KK2: Đất nông nghiệp số thửa trung bình từ 1 thửa đến 2 thửa trong 1 ha.

Được áp dụng mức KK3 nếu khu vực đo có một trong các tiêu chí sau:

– Khu vực có nhiều kênh rạch, sông suối đi lại khó khăn;

– Khu vực có tầm che khuất từ 50% đến 80% diện tích;

– Khu vực trung du, miền núi có độ dốc trung bình từ trên 10% đến 20%;

– Số thửa có đất ở xen kẽ trên 30% tổng số thửa.

Được áp dụng mức KK4 khi có từ 3 tiêu chí nêu trên hoặc tầm che khuất trên 80% diện tích hoặc có độ dốc trên 20%.

* KK3: Đất nông nghiệp số thửa trung bình từ trên 2 thửa đến 3 thửa trong 1 ha.

Được áp dụng mức KK4 nếu khu vực đo có một trong các tiêu chí sau:

– Khu vực có nhiều kênh rạch, sông suối đi lại khó khăn;

– Khu vực có tầm che khuất từ 50% đến 80% diện tích;

– Khu vực trung du, miền núi có độ dốc từ trên 10% đến 20%;

– Số thửa có đất ở xen kẽ trên 30% tổng số thửa.

Khi có cả 3 tiêu chí nêu trên hoặc tầm che khuất trên 80% diện tích hoặc có độ dốc trên 20% thì được tính thêm 0,15 của mức KK4.

* KK4: Đất nông nghiệp số thửa trung bình trên 3 thửa trong 1 ha.

  1. Dự tính khối lượng (xã Huy Bắc, xã Mường Cơi, xã Mường Do, xã Mường Lang, xã Tân Lang, xã Quang Huy, Thị trấn Phù Yên, huyện Phù Yên).

Trên cơ sở kết quả khảo sát bổ sung và quá trình tính toán phân loại khó khăn. Khối lượng đo vẽ bản đồ địa chính sau Thiết kế kỹ thuật – Dự toán như sau:

KHỐI LƯỢNG THI CÔNG VÀ PHÂN LOẠI KHÓ KHĂN

(Thiết kế kỹ thuật – Dự toán )

STT Nội dung công việc ĐVT Khối lượng Ghi chú
I Đo vẽ bản đồ địa chính   592.9  
1 Tỷ lệ 1/1000 ha 25.0  
KK1 ha  
  KK2 ha 10.0  
  KK3 ha 13.0    
  KK4 ha 2.0  
2 Tỷ lệ 1/2000 ha 402.9  
KK1 ha 51.9
  KK2 ha  220.0  
  KK3 ha  90.0  
  KK4 ha 41.0  
3 Tỷ lệ 1/5000 ha 165.0  
KK1 ha    
  KK2 ha 65.0  
  KK3 ha 100.0  
  KK4 ha  
II Lập lưới địa chính Điểm 20  
       
  1. Lưu ý

Khi thanh quyết toán công trình, sẽ căn cứ khối lượng thực tế thi công, số thửa đất đã đo vẽ của từng mảnh bản đồ để phân loại khó khăn và tính toán khối lượng theo từng xã, phường đảm bảo nguyên tắc tổng khối lượng theo từng loại tỷ lệ đo vẽ của xã, phường không vượt quá 5% khối lượng  thiết kế – dự toán đã phê duyệt, trường hợp vượt quá 5% phải có báo cáo cụ thể với chủ đầu tư để giải quyết. Những khối lượng, kinh phí phát sinh đơn vị thi công phải lập báo cáo đầy đủ chi tiết với chủ đầu tư.

  1. Quy định kiểm tra, nghiệm thu và giao nộp tài liệu.

13.1. Kiểm tra nghiệm thu:

          – Công tác kiểm tra khối lượng, chất lượng công trình sản phẩm đo đạc bản đồ địa chính phải tiến hành theo đúng các quy địnhThông tư số 49/2016/TT-BTNMTngày 28 tháng 12 năm 2016của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về công tác giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm trong lĩnh vực quản lý đất đai.

– Cơ sở kiểm tra khối lượng, chất lượng công trình sản phẩm đo đạc là các tiêu chuẩn kỹ thuật đã quy định trong Thiết kế kỹ thuật – Dự toán này, kèm theo các văn bản giải quyết kỹ thuật của chủ đầu tư trong quá trình thi công (nếu có).

– Sau khi kiểm tra khối lượng, chất lượng công trình sản phẩm mỗi cấp phải đánh giá chất lượng, phân loại sản phẩm, đồng thời lập giấy kiểm tra nghiệm thu theo mẫu quy định. Báo cáo kiểm tra khối lượng, chất lượng công trình sản phẩm, báo cáo tổng kết kỹ thuật.

* Các cấp kiểm tra khối lượng, chất lượng công trình sản phẩm và lập giấy nghiệm thu gồm:

  1. Cấp đơn vị thi công.
  2. Cấp quản lý nhà nước: Chủ đầu tư (hoặc đơn vị tư vấn được chủ đầu tư thuê kiểm tra khối lượng, chất lượng công trình sản phẩm).

Quy trình kiểm tra khối lượng, chất lượng công trình sản phẩm được dự kiến như sau:

– Kiểm tra ngoại nghiệp: Sau khi đo vẽ và biên tập xong bản đồ địa chính gốc, bản đồ địa chính theo hiện trạng sử dụng đất.

– Kiểm tra nội nghiệp: Sau khi hoàn thành bản đồ địa chính, tính toán giao nhận diện tích với chủ sử dụng, hoàn thành các tài liệu theo quy định.

– Kiểm tra khối lượng, chất lượng công trình sản phẩm hoàn thành phần đo đạc bản đồ.

* Bản đồ, tài liệu sau khi kiểm tra khối lượng, chất lượng công trình, sản phẩm đạt yêu cầu được đơn vị thi công hoàn thiện các thủ tục pháp lý và đóng gói giao nộp chuyển sang khâu lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất.

13.2. Các sản phẩm giao nộp:

Sau khi sửa chữa hoàn thiện bản đồ địa chính và các tài liệu liên quan được chủ đầu tư kiểm tra, nghiệm thu chất lượng đạt yêu cầu, sản phẩm được ký và đóng dấu pháp lý theo quy định. Trước khi tiến hành đăng ký đất đai, cấp GCN đơn vị thi công tiến hành đóng gói giao nộp sản phẩm công đoạn đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính cho chủ đầu tư bao gồm:

STT Tên tài liệu ĐVT Số lượng Thành Phố Tỉnh
1 Tài liệu kiểm nghiệm máy móc, thiết bị. Bộ 01 01
2 Sơ đồ lưới khống chế đo vẽ; sổ đo, sổ nhật ký trạm đo. Bộ 01 01
3 Thành quả tính toán bình sai lưới khống chế đo vẽ. Quyển 01 01
4 Biên bản xác nhận đo vẽ địa giới hành chính Bộ 03 01 01 01
5 Sơ đồ chia mảnh bản đồ địa chính gốc và bản đồ địa chính Bộ 02 01 01
6 Bản mô tả RGMG thửa đất, biên bản xác nhận công khai BĐĐC đối với đất NN. Bộ 02 01 01
7 file số liệu đo chi tiết được trút từ máy đo sang máy tính, các file tính toán lưới khống chế đo vẽ ghi vào đĩa CD. Bộ 01 01
8 Phiếu xác nhận kết quả đo đạc địa chính thửa đất. Bộ 02 01 01
9 BĐĐC trước ĐKQSDĐ in giấy Trôky Bộ 01 01
10 Bảng thống kê diện tích đất đai theo hiện trạng đo đạc thành lập bản đồ địa chính. Bộ 03 01 01 01
11 Biên bản bàn giao kết quả đo đạc thành lập BĐĐC Bộ 06 01 01 04 (ĐVTC lưu 01 bộ)
12 Sổ mục kê tạm. Bộ 01 01
13 Hồ sơ kiểm tra nghiệm thu của đơn vị thi công Quyển 03 01 02 (ĐVTV lưu 01 bộ)
14 Đĩa CD ghi file số BĐĐC, BĐĐC gốc và các tài liệu liên quan Bộ 03 01 01 01

Tài liệu giao nộp phải đóng gói theo từng hộp bìa cứng, ngoài nhãn ghi rõ tên tài liệu, số lượng, khu đo, tỷ lệ đo vẽ, tên đơn vị thi công, thời gian thi công.

VII.2. ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, LẬP HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT.

VII.2.1. Mục đích, yêu cầu.

  1. Mục đích

– Giúp chủ sử dụng trên địa bàn kê khai đăng ký đất đai đang sử dụng để cấp Giấy chứng nhận cho phù hợp với hiện trạng quản lý, sử dụng đất được thể hiện trên bản đồ địa chính.

– Lập hồ sơ địa chính theo các quy định của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận làm cơ sở cho việc chỉnh lý, cập nhật biến động đất đai; quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất đai, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

– Làm cơ sở giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, lập kế hoạch, quy hoạch quản lý và sử dụng đất, bảo vệ môi trường tại địa phương. Là tài liệu ban đầu phục vụ cho việc khảo sát thiết kế các công trình giao thông, các khu công nghiệp, nhà máy v.v…

– Làm cơ sở quản lý Nhà nước theo Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính Phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai; Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi một số Nghị định chi tiết thi hành Luật đất đai;

– Làm cơ sở cho việc xác lập thông tin quản lý đất đaicho huyện Sốp Cộp.

  1. Yêu cầu

– Kế thừa và sử dụng các tài liệu pháp lý về quản lý đất đai đã lập trước đây; cập nhật bổ sung và lập hồ sơ địa chính theo bản đồ địa chính chính quy mới thành lập, phù hợp với hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất.

– Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo các qui định của Luật đất đai năm 2013, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai. Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính.

– Xác nhận hiện trạng sử dụng đất trong địa giới hành chính, huyện Phù Yên.

– Trình tự thủ tục thực hiện đúng quy định của Luật Đất đai năm 2013; Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về hồ sơ địa chính; việc kê khai đăng ký cấp Giấy chứng nhận phải đơn giản, chặt chẽ, đúng pháp luật, không gây phiền hà cho người sử dụng đất và không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ quản lý Nhà nước ở địa phương.

VII.2.2. Cơ sở pháp lý.

  1. Các văn bản của Nhà nước.

– Luật Đất đai năm 2013;

– Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật đất đai;

– Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

– Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giấy địa chính.

– Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai;

– Thông tư số 05/2017/TT-BTNMT ngày 15/7/2017 của Bộ Tài nguyên Môi trường quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai.

  1. Văn bản của địa phương.

– Quyết định số 14/2014/QĐ-UBND ngày 11/8/2014 của UBND tỉnh Sơn La về việc quy định cụ thể một số điều của Luật đất đai năm 2013 và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật đất đai.

VII.2.3. Quy trình và nội dung thực hiện.

  1. Phạm vi, đối tượng.

a. Phạm vi

Công tác đăng ký đất đai lập hồ sơ địa chính,  cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp được tổ chức thực hiện cho toàn bộ diện tích đất đai đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất thuộc địa giới hành chính của xã Huy Bắc, xã Mường Cơi, xã Mường Do, xã Mường Lang, xã Tân Lang, xã Quang Huy, Thị trấn Phù Yên, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.

  1. Đối tượng yêu cầu thực hiện

– Tất cả các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Phù Yênphải kê khai đăng ký sử dụng đất với UBND xã theo đúng thời gian, địa điểm được thông báo để được xét cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật.

– Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kê khai đăng ký diện tích đất đang sử dụng tại xã kê khai biến động sử dụng đất; UBND xã đăng ký đất chưa sử dụng, đất do UBND xã đang quản lý, đất sử dụng vào mục đích công cộng…

– Tổ chức thẩm tra, xét duyệt hồ sơ, lập thủ tục cấp mới, cấp đổi Giấy chứng nhận cập nhật biến động vào Giấy chứng nhận, hồ sơ địa chính, đăng ký giải quyết thủ tục cho các trường hợp biến động sử dụng đất (thực hiện các quyền của người sử dụng đất) trong quá trình đăng ký, lập hồ sơ địa chính.

– Sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ký cấp chứng nhận (nếu chủ sử dụng có nhu cầu) tổ chức giao giấy chứng nhận, lập được hồ sơ địa chính theo quy định tại Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về hồ sơ địa chính.

 

  1. Quy trình và nội dung thực hiện

* Đối với hộ gia đình, cá nhân.

 

Bước 1: Công tác chuẩn bị:

  1. Đơn vị Tư vấn:

– Chuẩn bị hồ sơ tài liệu về thửa đất có liên quan đến công việc xét cấp Giấy chứng nhận sau:

+ Bản đồ địa chính chính quy mới đo vẽ đã được chủ đầu tư nghiệm thu;

+ Sổ điều tra dã ngoại;

+ Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất;

+ Bản giao nhận kết quả đo đạc địa chính thửa đất;

+ Sổ mục kê (tạm).

– In trước các loại đơn để cấp cho chủ sử dụng đất đến kê khai đăng ký (trường hợp không nhập thông tin đăng ký trực tiếp vào máy vi tính).

– Chuẩn bị nhân lực, máy in, máy vi tính có cài đặt sẵn các phần mềm phục vụ cho việc đăng ký, cấp Giấy chứng nhận.

– Thống nhất với địa phương (huyện và xã) về các vấn đề sau:

+ Trình tự thủ tục đăng ký;

+ Công việc đăng ký đồng loạt bao gồm 2 loại: Cấp mới đối với thửa đất xin cấp Giấy chứng nhận lần đầu; cấp đổi đối với trường hợp đo đạc lập mới bản đồ địa chính chính quy đối với trường hợp chủ sử dụng có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận (số tờ, số thửa, diện tích, hình thể thay đổi);

+ Mẫu đơn đề nghị cấp mới và mẫu đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận;

+ Trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia đăng ký;

+ Thống nhất thời gian hoàn thành công việc của mỗi bộ phận theo đơn vị thôn, bản, khu dân cư. Đối với mỗi thôn, bản, tổ dân phố phải thống nhất được:

Đăng ký trong bao nhiêu ngày, UBND cấp xã xét và ký trong bao nhiêu ngày, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra trong bao nhiêu ngày, Phòng Tài nguyên & Môi trường thẩm tra, trình ký trong bao nhiêu ngày…vv;

+ Sự phối hợp của các bên, kế hoạch thực hiện, trách nhiệm của mỗi bên khi không thực hiện đúng kế hoạch.

– Phối hợp với cán bộ địa chính xã, trưởng bản, tổ dân phố thông báo cho người sử dụng đất nếu trong quá trình đo đạc, lập bản đồ địa chính các thửa đất chưa giao nộp (hoặc nộp thiếu) bản photo copy các loại giấy tờ phục vụ công tác đăng ký đất đai, xét cấp mới, cấp Giấy chứng nhận thì trong quá trình kê khai đăng ký phải nộp (hoặc bổ sung). Các loại giấy tờ cần thiết như: Giấy CMND, sổ Hộ khẩu, các giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất (điểm 1,2,3 Điều 100 Luật đất đai), các giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất qui định tại điều 18 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP (nếu có)…

– Chuẩn bị đầy đủ các tài liệu: Luật Đất đai, Nghị định, Thông tư, Quyết định … của Nhà nước và địa phương ban hành còn hiệu lực để làm cơ sở cho việc xét cấp Giấy chứng nhận.

– Phối hợp với UBND xã lập lịch đăng ký theo đơn vị bản, tổ dân phố…

– Kiểm tra xác minh sự thay đổi diện tích pháp lý và diện tích đo đạc chính quy.

– Chuẩn bị địa điểm để đăng ký.

  1. UBND xã

– Tuyên truyền giải thích cho người sử dụng đất hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đăng ký, xét cấp mới, cấp đổi GCN theo quy định của Luật Đất đai nhằm mục đích quản lý hồ sơ địa chính toàn xã trên máy vi tính, giúp địa phương quản lý, khai thác, sử dụng các thông tin liên quan về đất đai có hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan quản lý dễ dàng cập nhật, chỉnh lý biến động và đảm bảo quyền lợi cho chủ sử dụng đất sau này.

– Thành lập Tổ tư vấn để thực hiện công tác xác định nguồn gốc đất; xác định hồ sơ đủ điều kiện cấp giấy, chưa đủ điều kiện cấp giấy cần bổ sung thêm hoặc không được cấp giấy; xác định nguyên nhân cấp đổi…vv.

Tổ tư vấn ở xã, phường do UBND cùng cấp thành lập. Số lượng và thành phần Tổ tư vấn do UBND xã, phường quyết định, nhưng trong đó phải có các thành viên như sau:

Chủ tịch UBND xã                             : Tổ trưởng.

Chủ tịch HĐND xã                           : Phó tổ trưởng

Cán bộ địa chính xã       : Thành viên, kiêm thư ký.

Cán bộ phụ trách tư pháp xã  : Thành viên.

Cán bộ Tài chính  : Thành viên         .

Lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc xã         : Thành viên.

Hội trưởng Hội Cựu chiến binh xã      : Thành viên.

Hội trưởng Hội Nông dân        : Thành viên.

Trưởng các thôn, bản, khu phố         : Thành viên.

Trưởng thôn, bản, khu phố tham gia, phối hợp thực hiện công tác xác định nguồn gốc đất; xác định hồ sơ đủ điều kiện, chưa đủ điều kiện cấp giấy hoặc không được cấp giấy; xác định nguyên nhân cấp đổi…vv của các đối tượng sử dụng đất tại địa bàn.

– Phối hợp với đơn vị tư vấn, Phòng TN&MT thành phố để lập kế hoạch tổ chức kê khai đăng ký của xã, phường. Lập lịch kê khai đăng ký cho từng thôn, bản, khu phố.

– Cử người đại diện giao dịch với ngân hàng trong việc photo copy GCN đang thế chấp tại ngân hàng (nếu có) hoặc bản lưu tại VPĐK.

– Tuyên truyền cho chủ sử dụng đất hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đăng ký, cấp mới, cấp lại, cấp đổi GCN.

– Cung cấp quy định lộ giới, ranh giới quy hoạch, hạn mức đất ở, hồ sơ các thửa đất công, các hồ sơ liên quan đến thửa đất đã cấp GCN, các hồ sơ địa chính có lưu ở Phòng, các biểu mẫu liên quan đến đăng ký và cấp GCN cho đơn vị thi công.

– Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho đơn vị thi công và Tổ tư vấn.

– Trước khi triển khai công tác đăng ký, UBND thành phố làm văn bản đề nghị các ngân hàng liên quan cho photocopy GCN mà người sử dụng đất đang thế chấp tại ngân hàng. Sau khi hồ sơ cấp GCN đã hoàn thiện, UBND thành phố ra Quyết định thu hồi.

– Thông báo thời điểm dừng cấp mới, cấp lại, cấp đổi GCN tại các địa phương trong quá trình đăng ký.

Bước 2: Công tác đăng ký và xét duyệt

  1. Người sử dụng đất

– Kê khai đúng theo hướng dẫn trong đơn đề nghị cấp mới, cấp đổi Giấy chứng nhận;

– Người chịu trách nhiệm kê khai đăng ký là chủ sử dụng đất (vợ hoặc chồng) đối với hộ gia đình, cá nhân hoặc người đứng đầu của tổ chức sử dụng đất; nếu ủy quyền đăng ký thay đổi chủ sử dụng phải có văn bản ủy quyền có chứng thực của UBND xã hoặc chứng nhận của công chứng Nhà nước.

– Người kê khai đăng ký phải nộp bản sao giấy tờ, đã có chứng nhận hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực, gồm:

+ Nộp (bản sao) giấy CMND (của vợ và chồng), sổ hộ khẩu;

+ Nộp (bản sao) các giấy chứng nhận để làm thủ tục cấp mới, cấp đổi Giấy chứng nhận hoặc đăng ký biến động về đất đai, tài sản gắn liền với đất.

  1. Tổ đăng ký (đơn vị tư vấn + trưởng thôn, bản, khu phố):

– Tiếp nhận các giấy tờ của chủ sử dụng đất.

– Xem xét tính đầy đủ, hợp pháp các giấy tờ của chủ sử dụng đất.

– Hướng dẫn chủ sử dụng đất nhận biết vị trí thửa đất trên bản đồ, nhận diện tích, mục đích sử dụng, giáp ranh với các chủ kế cận.

– Tuỳ theo trang thiết bị của đơn vị thi công, nguồn điện tại điểm đăng ký, có thể làm công tác đăng ký theo 2 cách sau:

  1. a) Đăng ký trên giấy:

Hướng dẫn chủ sử dụng đất kê khai và ghi vào đơn đề nghị cấp mới, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đối chiếu các giấy tờ liên quan, viết nội dung khai báo các thay đổi: Nguyên nhân thay đổi giữa kết quả đăng ký mới với kết quả cấp giấy trước đây.

Nhập thông tin từ đơn đã kê khai đầy đủ vào máy tính.

  1. b) Đăng ký trên máy tính: Nhập thông tin trực tiếp từ chủ sử dụng đất vào máy vi tính sau đó in đơn đã điền đầy đủ thông tin về hồ sơ thửa đất cho chủ sử dụng đất kiểm tra và ký vào đơn.

– Kiểm tra đơn đề nghị trước khi chủ sử dụng đất ký xác nhận vào đơn.

– Sau khi kê khai xong, tiến hành phân loại hồ sơ:

+ Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận lần đầu (cấp mới);

+ Hồ sơ đề nghị cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận;

+ Hồ sơ phải chỉnh lý thêm, hồ sơ chưa đủ giấy tờ thủ tục.

– Lập danh sách các thửa đất đã kê khai đăng ký, chưa kê khai đăng ký.

– Lập danh sách các thửa đất đề nghị cấp Giấy chứng nhận lần đầu (cấp mới).

– Lập danh sách các thửa đất đề nghị cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận kèm theo nguyên nhân xin cấp lại, cấp đổi.

– Lập danh sách các thửa đất không được cấp Giấy chứng nhận (vì thửa đất nằm trong quy hoạch và đất đã có quyết định thu hồi…vv).

– Lập lại bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất đối với thửa đất ở có thay đổi (theo yêu cầu của Thiết kế kỹ thuật – Dự toán).

– Giao Hồ sơ và các danh sách đã lập cho xã.

  1. UBND xã

– Tiếp nhận hồ sơ từ tổ đăng ký chuyển sang.

– Trường hợp cấp lần đầu xác định các nội dung:

+ Hiện trạng sử dụng và tình trạng tranh chấp sử dụng đất (kể cả có hoặc không có giấy tờ về quyền sử dụng đất);

+ Nguồn gốc và thời điểm sử dụng, sự phù hợp với qui hoạch đã xét duyệt;

+ Lập danh sách công khai hồ sơ đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận, chưa đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận cần bổ sung thêm và không được cấp Giấy chứng nhận.

– Trường hợp cấp lại, cấp đổi:

+ Xác định lý do cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhậntheo danh sách;

+ Lập danh sách các trường hợp cấp lại, cấp đổi nêu rõ lý do hiện trạng sử dụng đất để làm cơ sở cho Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện xét.

– Kiểm tra, ký xác nhận vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đối với hồ sơ xin cấp mới của hộ gia đình và cá nhân.

– Kiểm tra, ký danh sách các trường hợp cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận.

– Công khai hồ sơ, lập biên bản kết thúc công khai hồ sơ.

– Giải quyết các ý kiến phản ánh trong quá trình công khai hồ sơ.

– Ký xác nhận vào các loại tài liệu khác theo quy định.

– Gửi toàn bộ hồ sơ đến Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện.

  1. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện (CVPĐK)

– Kiểm tra (tính đầy đủ, rõ ràng, thống nhất của nội dung kê khai và việc xác nhận của xã).

– Kiểm tra, xác nhận đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận hoặc ghi ý kiến không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận vào đơn.

– Xác định trường hợp được ghi nợ tiền sử dụng đất, tiền lệ phí trước bạ.

– Nếu đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận thì gửi số liệu địa chính đến cơ quan Thuế.

– Gửi toàn bộ hồ sơ (kể cả đủ hay không đủ điều kiện) đến Phòng Tài nguyên và Môi trường để phòng tài nguyên kiểm tra và trình UBND huyện ký Giấy chứng nhận.

– Gửi Giấy chứng nhận đã được UBND huyện ký đến UBND xã để trao cho chủ sử dụng đất.

  1. Phòng Tài nguyên Môi trường và UBND huyện

Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

–  Thẩm tra hồ sơ (chú trọng kiểm tra ý kiến của Văn phòng đăng ký).

– Chuyển danh sách cho đơn vị tư vấn in Giấy chứng nhận đối với hồ sơ đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận.

– Trình UBND huyện ký Giấy chứng nhận.

– Ghi vào sổ cấp Giấy chứng nhận đối với các trường hợp đã cấp Giấy chứng nhận.

– Gửi Giấy chứng nhận đã ký và hồ sơ không đủ điều kiện cho UBND xã (qua Văn phòng đăng ký).

– Gửi bản lưu Giấy chứng nhận kèm theo hồ sơ đủ điều kiện cho Văn phòng đăng ký trực thuộc để lưu và thực hiện chỉnh lý bản sao hồ sơ địa chính.

– Gửi thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận cho Văn phòng đăng ký thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường để lập hoặc chỉnh lý hồ sơ địa chính gốc.

Bước 3: Hoàn thiện hồ sơ sau khi cấp Giấy chứng nhận:

  1. UBND xã

– Phối hợp cùng đơn vị Tư vấn kiểm tra, bổ sung thêm những hồ sơ chưa đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận.

– Thông báo cho người được cấp Giấy chứng nhận thực hiện nghĩa vụ tài chính.

– Trả hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cho những người không đủ điều kiện.

– Thu phí, lệ phí địa chính theo uỷ quyền của Văn phòng đăng ký.

– Trao Giấy chứng nhận cho người không phải thực hiện hoặc đã thực hiện nghĩa vụ tài chính; thu hồi Giấy chứng nhận cũ.

  1. Đơn vị Tư vấn

– Chỉnh sửa bản đồ địa chính và các tài liệu có liên quan sau đăng ký.

– Kiểm tra tính đồng bộ các thông tin về thửa đất trên Giấy chứng nhận, bản đồ, sổ địa chính, sổ mục kê, sổ theo dõi biến động sau khi đã kết thúc công tác cấp Giấy chứng nhận.

– In các bảng biểu thống kê đất đai.

– In các loại sổ địa chính, sổ mục kê và sổ cấp Giấy chứng nhận.

– In bản đồ địa chính và các tài liệu khác có liên quan.

– Kiểm tra một lần nữa tính thống nhất, đồng bộ và đầy đủ của các hồ sơ, tài liệu đã in ra từ máy vi tính.

– Đóng gói, giao nộp sản phẩm cho chủ đầu tư.

VII.2.4. GIẢI PHÁP ĐĂNG KÝ, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN

VII.2.4.1. Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận…(Qui định tại điều 98 Luật đất đai năm 2013)

  1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó.
  2. a) Trường hợp cấp mới giấy chứng nhận:

–  Cấp chung 01 giấy chứng nhận đối với các thửa đất sản xuất nông nghiệp;

  1. b) Trường hợp cấp đổi giấy chứng nhận:

– Giấy chứng nhận đã cấp trước đây đối với chủ sử dụng đất, gồm nhiều loại, một giấy hay nhiều giấy; trường hợp chủ sử dụng có yêu cầu cấp đổi giấy chứng nhận theo mẫu mới và kết quả đo mới bản đồ địa chính.

  1. Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.
  2. Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất không thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được miễn, được ghi nợ nghĩa vụ tài chính và trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp.

  1. Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người.

Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu.

  1. Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của luật đất đai 2013 hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Ngoài ra đối Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có.

Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 của Luật đất đai 2013. Trường hợp diện tích lớn hơn hạn mức thì phần diện tích tăng thêm được xác định là đất nông nghiệp theo hiện trạng sử dụng đất khi cấp Giấy chứng nhận, nếu hộ gia đình muốn chuyển mục đích phần diện tích tăng thêm thì phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định.

VII.2.4.2. Trường hợp sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền vớiđất (Qui định tại điều 99 Luật đất đai năm 2013)

Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:

  1. a) Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật đất đai 2013;
  2. b) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật đất đai 2013 có hiệu lực thi hành;
  3. c) Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;
  4. d) Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;

đ) Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;

  1. e) Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
  2. g) Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;
  3. h) Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
  4. i) Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;
  5. k) Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.

VII.2.4.3. Các trường hợp không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Qui định tại điều 19 Nghị định  số 43/2014/NĐ-CP)

  1. Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai năm 2013.
  2. Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, thị trấn.
  3. Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
  4. Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng.
  5. Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  6. Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  7. Tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh.

VII.2.4.4. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu (Qui định tại điều 8 Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT)

  1. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu gồm có:
  2. a) Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK;
  3. b) Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (sau đây gọi là Nghị định số 43/2014/NĐ-CP) đối với trường hợp đăng ký về quyền sử dụng đất;
  4. c) Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng);

  1. d) Báo cáo kết quả rà soát hiện trạng sử dụng đất đối với trường hợp tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 theo Mẫu số 08/ĐK;

đ) Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có);

  1. e) Đối với đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh thì ngoài giấy tờ quy định tại các Điểm a, b và d Khoản này phải có quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an về vị trí đóng quân hoặc địa điểm công trình; bản sao quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh trên địa bàn các quân khu, trên địa bàn các đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà có tên đơn vị đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
  2. g) Trường hợp có đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề phải có hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án nhân dân về việc xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề, kèm theo sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất mà người sử dụng thửa đất liền kề được quyền sử dụng hạn chế.
  3. Trường hợp người sử dụng đất thực hiện thủ tục đăng ký đất đai mà chưa có nhu cầu được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì nộp hồ sơ gồm các giấy tờ theo quy định tại các Điểm a, d, e, g và bản sao giấy tờ quy định tại các Điểm b, c và đ Khoản 1 mục này.

Trường hợp người sử dụng đất đã đăng ký đất đai mà nay có nhu cầu được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì nộp đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04/ĐK.

  1. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu không đồng thời là người sử dụng đất; đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận gồm có:
  2. a) Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK;
  3. b) Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
  4. c) Sơ đồ về tài sản gắn liền với đất (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã có sơ đồ tài sản phù hợp với hiện trạng);
  5. d) Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp chứng nhận bổ sung quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;

đ) Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về tài sản gắn liền với đất (nếu có).

  1. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký đất đai đối với trường hợp được Nhà nước giao đất để quản lý gồm có:
  2. a) Đơn đăng ký theo Mẫu số 04/ĐK;
  3. b) Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc giao đất để quản lý (nếu có);
  4. c) Sơ đồ hoặc trích đo địa chính thửa đất, khu đất được giao quản lý (nếu có).
  5. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua nhà ở, công trình xây dựng của tổ chức đầu tư xây dựng để bán được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 72 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.

VII.2.4.5. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp đổi, cấp lại, đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận(Qui định tại điều 10 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT)

  1. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng gồm có:
  2. a) Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK;
  3. b) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
  4. c) Bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thay cho bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận sau khi dồn điền đổi thửa, đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng.
  5. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất gồm có:
  6. a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK;
  7. b) Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất giấy trong thời gian 15 ngày đối với hộ gia đình và cá nhân; giấy tờ chứng minh đã đăng tin 03 lần trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương về việc mất Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; trường hợp mất Giấy chứng nhận do thiên tai, hỏa hoạn phải có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc thiên tai, hỏa hoạn đó.
  8. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đính chính Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp gồm có:
  9. a) Đơn đề nghị đính chính đối với trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản phát hiện sai sót trên Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp;
  10. b) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
  11. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai tại Điểm d Khoản 2 Điều 106 của Luật Đất đai theo quy định như sau:
  12. a) Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phát hiện nội dung Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định thì nộp hồ sơ gồm:

– Đơn phản ánh việc cấp Giấy chứng nhận không đúng quy định;

– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

  1. b) Trường hợp cơ quan nhà nước phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định thì người được cấp Giấy chứng nhận nộp Giấy chứng nhận đã cấp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

VII.2.4.6. Việc nộp giấy tờ khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận (Qui định tại điều 11  Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT)

  1. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận không được yêu cầu người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp thêm các giấy tờ khác ngoài các giấy tờ phải nộp theo quy định tại các Điều 9 và 10 của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT.
  2. Khi nộp các giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai, các Điều 18, 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP (nếu có) để làm thủ tục đăng ký lần đầu hoặc đăng ký biến động theo quy định tại các Điều 8, 9 và 10 của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT thì người nộp hồ sơ được lựa chọn một trong các hình thức sau:
  3. a) Nộp bản sao giấy tờ đã có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực;
  4. b) Nộp bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao;
  5. c) Nộp bản chính giấy tờ.
  6. Trường hợp nộp bản sao giấy tờ quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 mục này thì khi nhận Giấy chứng nhận, người được cấp Giấy chứng nhận phải nộp bản chính các giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho cơ quan trao Giấy chứng nhận để chuyển lưu trữ theo quy định của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT; trừ các giấy tờ là giấy phép xây dựng; quyết định phê duyệt dự án đầu tư, quyết định đầu tư, giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư.
  7. Khi nộp chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận hoặc đăng ký biến động về đất đai, tài sản gắn liền với đất thì người nộp hồ sơ được lựa chọn một trong các hình thức sau:
  8. a) Nộp bản sao đã có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực;
  9. b) Nộp bản sao và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao;
  10. c) Nộp bản chính (đối với trường hợp có 2 bản chính).

VII.2.4.7. Trình tự, thủ tục đăng ký đất đai tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận:

VII.2.4.7.1. Trình tự, thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng lần đầu và đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất (Qui định tại Điều 70 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP)

  1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định để làm thủ tục đăng ký.
  2. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam đề nghị đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thực hiện các công việc như sau:
  3. a) Trường hợp đăng ký đất đai thì xác nhận hiện trạng sử dụng đất so với nội dung kê khai đăng ký; trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định này thì xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch.

Trường hợp đăng ký tài sản gắn liền với đất thì xác nhận hiện trạng tài sản gắn liền với đất so với nội dung kê khai đăng ký; trường hợp không có giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định này thì xác nhận tình trạng tranh chấp quyền sở hữu tài sản; đối với nhà ở, công trình xây dựng thì xác nhận thời điểm tạo lập tài sản, thuộc hay không thuộc trường hợp phải cấp phép xây dựng, sự phù hợp với quy hoạch được duyệt; xác nhận sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng nếu chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ;

  1. b) Trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì trước khi thực hiện các công việc tại Điểm a Khoản này, Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện trích đo địa chính thửa đất hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có);
  2. c) Niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và khu dân cư nơi có đất, tài sản gắn liền với đất trong thời hạn 15 ngày; xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai và gửi hồ sơ đến Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
  3. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc như sau:
  4. a) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thì gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác nhận và công khai kết quả theo quy định tại Khoản 2 Điều này;
  5. b) Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có);
  6. c) Kiểm tra, xác nhận sơ đồ tài sản gắn liền với đất đối với tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư mà sơ đồ đó chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ;
  7. d) Kiểm tra hồ sơ đăng ký; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào đơn đăng ký;

đ) Trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không có giấy tờ hoặc hiện trạng tài sản có thay đổi so với giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định này thì gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý nhà nước đối với loại tài sản đó. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, cơ quan quản lý nhà nước đối với tài sản gắn liền với đất có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai;

  1. e) Cập nhật thông tin thửa đất, tài sản gắn liền với đất, đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có);
  2. g) Trường hợp người sử dụng đất đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính, trừ trường hợp không thuộc đối tượng phải nộp nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ theo quy định của pháp luật; chuẩn bị hồ sơ để cơ quan tài nguyên và môi trường trình ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; cập nhật bổ sung việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp, trường hợp hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại cấp xã thì gửi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho Ủy ban nhân dân cấp xã để trao cho người được cấp.
  3. Cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện các công việc sau:
  4. a) Kiểm tra hồ sơ và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

Trường hợp thuê đất thì trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ký quyết định cho thuê đất; ký hợp đồng thuê đất và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi người sử dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

  1. b) Chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
  2. Trường hợp người sử dụng đất đã đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật mà nay có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì nộp đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận; Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện các công việc quy định tại Điểm g Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

VII.2.4.7.2 Cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng (Qui định tại Điều 76 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP)

  1. Việc cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp được thực hiện trong các trường hợp sau:
  2. a) Người sử dụng đất có nhu cầu đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc các loại Giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 sang loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
  3. b) Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng;
  4. c) Do thực hiện dồn điền, đổi thửa, đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất;
  5. d) Trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc của chồng, nay có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng.
  6. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận.
  7. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
  8. a) Kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn đề nghị về lý do cấp đổi Giấy chứng nhận;
  9. b) Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
  10. c) Cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
  11. Trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận sau khi dồn điền đổi thửa, đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng thì người sử dụng đất nộp bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thay cho Giấy chứng nhận đã cấp để làm thủ tục cấp đổi giấy mới.

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thông báo danh sách các trường hợp làm thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận cho tổ chức tín dụng nơi nhận thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; xác nhận việc đăng ký thế chấp vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi được cơ quan có thẩm quyền ký cấp đổi.

  1. Việc trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mới cấp đổi quy định tại Khoản 4 Điều này được thực hiện đồng thời giữa ba bên gồm Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, người sử dụng đất và tổ chức tín dụng theo quy định như sau:
  2. a) Người sử dụng đất ký, nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mới từ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai để trao cho tổ chức tín dụng nơi đang nhận thế chấp;
  3. b) Tổ chức tín dụng có trách nhiệm trao Giấy chứng nhận cũ đang thế chấp cho Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai để quản lý.

VII.2.4.7.3. Cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất (Điều 77 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP)

  1. Hộ gia đình và cá nhân, cộng đồng dân cư phải khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc bị mất Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, UBND cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn.

Tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải đăng tin mất Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.

  1. Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc kể từ ngày đăng tin lần đầu trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương đối với trường hợp của tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người bị mất Giấy chứng nhận nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận.
  2. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất; lập hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 37 của Nghị định này ký quyết định hủy Giấy chứng nhận bị mất, đồng thời ký cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

VII.2.4.7.4. Trình tự, thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng (Điều 79 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP)

  1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Trường hợp thực hiện quyền của người sử dụng đất đối với một phần thửa đất thì người sử dụng đất đề nghị Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đo đạc tách thửa đối với phần diện tích cần thực hiện quyền của người sử dụng đất trước khi nộp hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất.

  1. Chi nhánh Văn phòng ĐK đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định thì thực hiện các công việc sau đây:
  2. a) Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;
  3. b) Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trường hợp phải cấp GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất;

  1. c) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
  2. Trường hợp người sử dụng đất tặng cho quyền sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng thì phải lập văn bản tặng cho QSD đất theo quy định.

Sau khi hoàn thành xây dựng công trình công cộng trên đất được tặng cho, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai căn cứ vào văn bản tặng cho quyền sử dụng đất đã được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận và hiện trạng sử dụng đất để đo đạc, chỉnh lý biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và thông báo cho người sử dụng đất nộp Giấy chứng nhận đã cấp để xác nhận thay đổi. Trường hợp người sử dụng đất tặng cho toàn bộ diện tích đất đã cấp Giấy chứng nhận thì thu hồi Giấy chứng nhận để quản lý.

  1. Trường hợp người đề nghị cấp Giấy chứng nhận đã chết trước khi được trao Giấy chứng nhận thì người được thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật thừa kế nộp bổ sung giấy tờ về thừa kế theo quy định.

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận thừa kế vào Giấy chứng nhận đã ký hoặc lập hồ sơ để trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được thừa kế theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Người được thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đã chết phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

  1. Trường hợp người sử dụng đất thuê của Nhà nước theo hình thức thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm mà bán hoặc góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê thì thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định sau:
  2. a) Thực hiện mua bán, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về dân sự;
  3. b) Sau khi nhận hồ sơ bán, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai lập hồ sơ để cho bên mua, bên nhận góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất tiếp tục thuê đất;
  4. c) Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định việc thu hồi đất của bên bán, bên góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê để cho bên mua, bên nhận góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất tiếp tục thuê đất; ký hợp đồng thuê đất đối với bên mua, nhận góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê; thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế về việc hết hiệu lực của hợp đồng thuê đất đối với người bán, người góp vốn bằng tài sản;
  5. d) Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai gửi hợp đồng thuê đất cho người mua, người nhận góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người được cấp;

đ) Trường hợp mua bán, góp vốn bằng tài sản gắn liền với một phần thửa đất thuê thì phải làm thủ tục tách thửa đất trước khi làm thủ tục thuê đất theo quy định tại Khoản này.

VII.2.4.8. Cấp giấy chứng nhận cho một số trường hợp cụ thể

VII.2.4.8.1. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất (Qui định tại điều 100 Luật đất đai 2013)

  1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
  2. a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  3. b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
  4. c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
  5. d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

  1. e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
  2. g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.
  3. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật đất đai 2013 có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
  4. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
  5. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến ngày Luật đất đai 2013 có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp Giấy chứng nhận thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
  6. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật đất đai 2013 và đất đó không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

VII.2.4.8.2. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất và không vi phạm pháp luật đất đai (Qui định tại điều 20 Thông tư số 43/2014/TT-BTNMT)

Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (công nhận quyền sử dụng đất) cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai, Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 101 của Luật Đất đai, Điều 23 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP được thực hiện theo quy định như sau:

  1. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng khác từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận không có tranh chấp sử dụng đất; việc sử dụng đất tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn hoặc quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (sau đây gọi chung là quy hoạch) hoặc không phù hợp với quy hoạch nhưng đã sử dụng đất từ trước thời điểm phê duyệt quy hoạch hoặc sử dụng đất tại nơi chưa có quy hoạch thì được công nhận quyền sử dụng đất như sau:
  2. a) Đối với thửa đất có nhà ở mà diện tích thửa đất nhỏ hơn hoặc bằng hạn mức công nhận đất ở quy định tại Khoản 4 Điều 103 của LuậtĐất đai (sau đây gọi là hạn mức công nhận đất ở) thì toàn bộ diện tích thửa đất được công nhận là đất ở.

Trường hợp thửa đất có nhà ở mà diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức công nhận đất ở thì diện tích đất ở được công nhận bằng hạn mức công nhận đất ở; trường hợp diện tích đất xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ đời sống lớn hơn hạn mức công nhận đất ở thì công nhận diện tích đất ở theo diện tích thực tế đã xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ đời sống đó;

  1. b) Đối với thửa đất có công trình xây dựng để sản xuất, thương mại, dịch vụ phi nông nghiệp thì công nhận đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, đất thương mại, dịch vụ theo diện tích thực tế đã xây dựng công trình đó; hình thức sử dụng đất được công nhận như hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất là ổn định lâu dài;
  2. c) Đối với thửa đất có cả nhà ở và công trình xây dựng để sản xuất, thương mại, dịch vụ phi nông nghiệp mà diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức công nhận đất ở thì diện tích đất ở được công nhận theo quy định tại Điểm a Khoản này; phần diện tích còn lại đã xây dựng công trình sản xuất, thương mại, dịch vụ phi nông nghiệp thì được công nhận theo quy định tại Điểm b Khoản này;
  3. d) Đối với phần diện tích đất còn lại sau khi đã được xác định theo quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này thì được xác định là đất nông nghiệp và được công nhận theo quy định tại Khoản 5 Điều này.
  4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng khác trong thời gian từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004; nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là không có tranh chấp sử dụng đất; phù hợp với quy hoạch hoặc không phù hợp với quy hoạch nhưng đất đã sử dụng từ trước thời điểm phê duyệt quy hoạch hoặc sử dụng đất tại nơi chưa có quy hoạch; chưa có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp phải thu hồi thì được công nhận quyền sử dụng đất như sau:
  5. a) Đối với thửa đất có nhà ở mà diện tích thửa đất nhỏ hơn hoặc bằng hạn mức giao đất ở quy định tại Khoản 2 Điều 143 và Khoản 4 Điều 144 của Luật Đất đai (sau đây gọi là hạn mức giao đất ở) thì toàn bộ diện tích thửa đất được công nhận là đất ở.

Trường hợp thửa đất có nhà ở mà diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức giao đất ở thì diện tích đất ở được công nhận bằng hạn mức giao đất ở; trường hợp diện tích đất xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ đời sống lớn hơn hạn mức giao đất ở thì công nhận diện tích đất ở theo diện tích thực tế đã xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ đời sống đó;

  1. b) Đối với thửa đất có công trình xây dựng để sản xuất, thương mại, dịch vụ phi nông nghiệp thì công nhận đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất thương mại, dịch vụ theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này;
  2. c) Đối với thửa đất có cả nhà ở và công trình xây dựng để sản xuất, thương mại, dịch vụ phi nông nghiệp mà diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức giao đất ở thì công nhận diện tích đất ở, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất thương mại, dịch vụ theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này;
  3. d) Đối với phần diện tích đất còn lại sau khi đã được xác định theo quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này thì được xác định là đất nông nghiệp và được công nhận theo quy định tại Khoản 5 Điều này.
  4. Trường hợp thửa đất có nhiều hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng chung thì hạn mức đất ở quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này được tính bằng tổng hạn mức đất ở của các hộ gia đình, cá nhân đó.

Trường hợp một hộ gia đình, cá nhân sử dụng nhiều thửa đất có nhà ở có nguồn gốc của ông cha để lại hoặc nhận chuyển quyền sử dụng đất có nguồn gốc của ông cha để lại, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng đất ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 và không vi phạm pháp luật đất đai thì hạn mức đất ở được xác định theo quy định đối với từng thửa đất đó.

  1. Việc áp dụng quy định về hạn mức đất ở của địa phương để xác định diện tích đất ở trong các trường hợp quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này được thực hiện theo quy định tại thời điểm người sử dụng đất nộp hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hợp lệ.
  2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định vào mục đích thuộc nhóm đất nông nghiệp từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp thì được công nhận quyền sử dụng đất như sau:
  3. a) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với diện tích đất đang sử dụng nhưng không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 129 của Luật Đất đai; diện tích đất nông nghiệp còn lại (nếu có) phải chuyển sang thuê đất của Nhà nước;
  4. b) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo hình thức thuê đất của Nhà nước đối với diện tích đất đang sử dụng; thời hạn thuê đất được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 126 và Khoản 4 Điều 210 của Luật Đất đai;
  5. c) Đối với đất nông nghiệp trong cùng thửa đất có nhà ở, công trình xây dựng khác mà không được công nhận là đất phi nông nghiệp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này thì hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo mục đích hiện trạng đang sử dụng như trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này; nếu người sử dụng đất đề nghị chuyển sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp thì phải làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất và phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
  6. Việc thực hiện nghĩa vụ tài chính khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong các trường hợp quy định tại Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật.
  7. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trong các trường hợp quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều này mà không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì được tạm thời sử dụng đất theo hiện trạng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất và phải kê khai đăng ký đất đai theo quy định.

VII.2.4.8.3. Việc xử lý, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có vi phạm pháp luật đất đai trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 (Qui định tại điều 22 Thông tư số 43/2014/TT-BTNMT)

  1. Trường hợp sử dụng đất lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng sau khi Nhà nước đã công bố, cắm mốc hành lang bảo vệ hoặc lấn, chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè sau khi Nhà nước đã công bố chỉ giới xây dựng hoặc lấn, chiếm đất sử dụng cho mục đích xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, công trình công cộng khác thì Nhà nước thu hồi đất để trả lại cho công trình mà không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất đã lấn, chiếm.

Trường hợp đã có điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà nay diện tích đất lấn, chiếm không còn thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng; không thuộc chỉ giới xây dựng đường giao thông; không có mục đích sử dụng cho trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp và công trình công cộng khác thì người đang sử dụng đất được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

  1. Trường hợp sử dụng đất lấn, chiếm đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các nông trường, lâm trường quốc doanh thì thực hiện xử lý theo quy định như sau:
  2. a) Trường hợp đang sử dụng diện tích đất lấn, chiếm thuộc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo thu hồi đất đã lấn, chiếm để giao cho sử dụng đất. Người đang sử dụng đất lấn, chiếm được nông trường, lâm trường xem xét giao khoán bảo vệ, phát triển rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Trường hợp không có Ban quản lý rừng thì người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Nhà nước giao đất để sử dụng vào mục đích bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

  1. b) Trường hợp đang sử dụng diện tích đất lấn, chiếm thuộc quy hoạch sử dụng đất cho mục đích xây dựng công trình hạ tầng công cộng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo thu hồi đất đã lấn, chiếm để giao đất cho chủ đầu tư khi triển khai xây dựng công trình đó.

Người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất nhưng phải giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất và phải kê khai đăng ký đất đai theo quy định;

  1. c) Trường hợp lấn, chiếm đất và nay đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp hoặc làm nhà ở và không thuộc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, xây dựng công trình hạ tầng công cộng thì người đang sử dụng đất được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trường hợp lấn, chiếm đất kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014, đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp và hiện nay diện tích đất này vẫn được xác định giao cho nông trường, lâm trường quản lý, sử dụng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi đất lấn, chiếm để trả lại cho nông trường, lâm trường.

  1. Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng hoặc tự ý chuyển mục đích sử dụng đất thuộc trường hợp phải xin phép theo quy định của pháp luật về đất đai mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thì thực hiện xử lý như sau:
  2. a) Trường hợp đang sử dụng đất thuộc quy hoạch sử dụng đất cho các mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật Đất đai thì Nhà nước thu hồi đất trước khi thực hiện dự án, công trình đó.

Người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất, nhưng phải giữ nguyên hiện trạng đang sử dụng đất và phải kê khai đăng ký đất đai theo quy định;

  1. b) Trường hợp đang sử dụng đất không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất; người đang sử dụng đất được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang mà đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền duyệt, không có tranh chấp thì được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất theo hạn mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định; nếu vượt hạn mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thì diện tích vượt hạn mức phải chuyển sang thuê.
  3. Người đang sử dụng đất ổn định trong các trường hợp quy định tại Khoản 1, Điểm a và Điểm c Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều này mà không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định như sau:
  4. a) Trường hợp thửa đất có nhà ở thì diện tích đất ở được công nhận theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 20 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
  5. b) Trường hợp thửa đất có công trình xây dựng không phải là nhà ở thì được công nhận theo quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều 20 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
  6. c) Đối với phần diện tích đất đang sử dụng được xác định là đất nông nghiệp thì được công nhận quyền sử dụng đất theo chế độ như quy định đối với trường hợp tại Khoản 5 Điều 20 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
  7. d) Người sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại Khoản này phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

VII.2.4.8.4. Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đã được giao không đúng thẩm quyền (Qui định tại điều 23 Thông tư số 43/2014/TT-BTNMT)

  1. Đất giao không đúng thẩm quyền cho hộ gia đình, cá nhân quy định tại Điều này bao gồm các trường hợp người đứng đầu điểm dân cư giao đất hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã giao đất không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai qua các thời kỳ; tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng nhưng đã tự phân phối, bố trí cho cán bộ, công nhân viên, xã viên để sử dụng làm nhà ở và các mục đích khác.
  2. Trường hợp đất được giao không đúng thẩm quyền đã được sử dụng ổn định trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch thì người đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất đã được giao theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 của Nghị định số 23/2014/NĐ-CP.
  3. Trường hợp đất được giao không đúng thẩm quyền đã được sử dụng ổn định từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014, không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 của Nghị định số 23/2014/NĐ-CP.

Trường hợp thửa đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở hoặc công trình xây dựng khác thì diện tích còn lại không có nhà ở, công trình xây dựng được xác định là đất nông nghiệp theo hiện trạng đang sử dụng, nếu người sử dụng đất đề nghị được chuyển sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp thì phải làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.

  1. Người sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
  2. Nhà nước không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và thu hồi toàn bộ diện tích đất đã giao, cho thuê không đúng thẩm quyền kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014 trở về sau.

VII.2.4.9. Quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:

* Mẫu giấy chứng nhận và thể hiện nội dung trên giấy chứng nhận: Theo quy định tại Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

  1. a) Sơ đồ thửa đất thể hiện các thông tin gồm:

– Hình thể thửa đất, chiều dài các cạnh thửa;

– Số hiệu thửa hoặc tên công trình giáp ranh, chỉ dẫn hướng Bắc – Nam;

– Chỉ giới, mốc giới quy hoạch sử dụng đất, chỉ giới, mốc giới hành lang bảo vệ an toàn công trình trên thửa đất cấp Giấy chứng nhận được thể hiện bằng đường nét đứt xen nét chấm kèm theo ghi chú loại chỉ giới, mốc giới;

– Trường hợp thửa đất hợp nhất từ nhiều thửa khác có nguồn gốc, thời hạn sử dụng đất khác nhau hoặc có phần đất sử dụng riêng của một người và phần đất sử dụng chung của nhiều người thì thể hiện ranh giới giữa các phần đất bằng đường nét đứt xen nét chấm, kèm theo ghi chú thích theo mục đích của đường ranh giới đó.

  1. b) Những trường hợp không thể hiện sơ đồ gồm:

– Cấp một Giấy chứng nhận chung cho nhiều thửa đất nông nghiệp;

– Đất xây dựng công trình theo tuyến. Ví dụ: “Đường giao thông,đường dẫn điện, đường dẫn nước của tổ chức đầu tư xây dựng theo hình thức BOT”.

  1. Sơ đồ nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được thể hiện theo quy định tại mục 2 điều 12 Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  2. Tỷ lệ sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:

Kích thước của sơ đồ thể hiện trên Giấy chứng nhận được thực hiện căn cứ vào kích thước, diện tích của từng thửa đất, tài sản gắn liền với đất cụ thể để thể hiện cho phù hợp.

Trường hợp thửa đất, tài sản gắn liền với đất có diện tích lớn hoặc hình dạng phức tạp, có nhiều hạng mục công trình mà một phần trang 3 không thể hiện hết sơ đồ thì sử dụng toàn bộ trang 3 để thể hiện cho phù hợp.

Hình thức, nội dung của sơ đồ thửa đất, tài sản gắn liền với đất được hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

VII.2.4.10. Các nội dung phải tiến hành trước khi kê khai đăng ký:

  1. Lập kế hoạch triển khai thực hiện:

Đơn vị thi công chủ trì cùng UBND xã xây dựng kế hoạch triển khai cấp Giấy chứng nhận chi tiết thực hiện tại từng thôn bản trong xã làm căn cứ để chủ động phối hợp thực hiện. Kế hoạch cần nêu rõ mục đích, yêu cầu nội dung thực hiện, thời gian tiến hành, trách nhiệm phối hợp và thực hiện của chính quyền địa phương từ thôn bản đến các ban ngành của xã với đơn vị thi công;

Cần nêu rõ các nội dung công việc của công đoạn đăng ký kê khai cấp Giấy chứng nhận được thực hiện lồng ghép trong quá trình đo đạc bản đồ địa chính như: thu thập, kiểm tra, đánh giá hồ sơ địa chính; lập danh sách các trường hợp phải kê khai đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận lần đầu, trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận và trường hợp phải đăng ký biến động đất đai, thập thập thông tin về mục đích đang sử dụng đất, người đang sử dụng đất; nguồn gốc sử dụng đất; tình trạng tranh chấp sử dụng đất; tình hình biến động ranh giới, diện tích thửa đất so với giấy tờ về quyền sử dụng đất (nếu có); phát mẫu đơn, hướng dẫn kê khai lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận lồng ghép trong quá trình giao nhận kết quả đo đạc địa chính thửa đất….

  1. Thành lập Tổ đăng ký: UBND xã ra Quyết định thành lập tổ đăng ký thành phần gồm Đơn vị thi công, cán bộ địa chính, các trưởng thôn bản Quyết định gửi phòng Tài nguyên và Môi trường và UBND huyện để báo cáo.
  2. Chuẩn bị tài liệu phục vụ công tác đăng ký:

– Bản đồ địa chính được đo đạc mới theo Dự án tổng thể đã được chủ đầu tư kiểm tra nghiệm thu đạt yêu cầu kỹ thuật;

– Bản đồ quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch 3 loại rừng;

– Sổ mục kê đất đai (sổ tạm thời);

– Mẫu hồ sơ đăng ký theo quy định;

– Tài liệu thu thập về sổ địa chính, sổ mục kê , bản đồ và các tài liệu người dân tự kê khai những năm trước đã được cấp Giấy chứng nhận; thông tin thu thập đối với chủ sử dụng đất trong quá trình đo đạc;

– Các tài liệu khác liên quan.

VII.2.4.11. Trách nhiệm của các cấp trong quá trình cấp giấy chứng nhận

Việc phân cấp trách nhiệm trong công tác cấp giấy chứng nhận vẫn được thực hiện theo quy định, cụ thể như sau:

  1. Trách nhiệm của UBND xã trong thủ tục cấp mới Giấy chứng nhận

– Ủy ban nhân dân xã khi nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận của người sử dụng đất nộp thì phải vào sổ tiếp nhận hồ sơ và viết phiếu hẹn.

– Kiểm tra, xác nhận vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai, sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt.

– Công bố công khai kết quả kiểm tra tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, nhà văn hóa thôn, bản, tổ dân phố trong thời hạn 15 ngày; xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai;

– Gửi hồ sơ đã kiểm tra, xác nhận xong đến Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện để thẩm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn cấp Giấy chứng nhận theo quy định.

– Bàn giao hồ sơ cho Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện, cùng với chính quyền địa phương có biên bản bàn giao tài liệu hồ sơ cho Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện, có thời hạn thẩm định cụ thể các đơn vị có liên quan xác nhận.

– Có trách nhiệm chuyển kết quả xác định nghĩa vụ tài chính cho chủ sử dụng thực hiện; đồng thời quán triệt cho nhân dân biết sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính phải nộp chứng từ theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 cho cán bộ địa chính để gửi về Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện lưu hồ sơ.

– Trao Giấy chứng nhận cho người được cấp Giấy chứng nhận.

  1. Trách nhiệm của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện trong công tác cấp Giấy chứng nhận

– Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai khi nhận hồ sơ có trách nhiệm viết giấy biên nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ;

– Kiểm tra hồ sơ, xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được chứng nhận về quyền sử dụng đất hay quyền sở hữu tài sản hoặc cả hai vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận;

– Gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác nhận và công khai kết quả theo yêu cầu quy định đối với trường hợp nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện;

– Lập danh sách những trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận chuyển đơn vị thi công in giấy chứng nhận;

– Tiếp nhận Giấy chứng nhận đơn vị thi công đã in chuyển đến. Lập dự thảo Tờ trình, Quyết định của UBND huyện (kèm danh sách cấp Giấy chứng nhận) chuyển đến phòng Tài nguyên và Môi trường kiểm tra hồ sơ và trình UBND huyện;

– Lập hồ sơ để Phòng Tài nguyên và Môi trường trình cấp Giấy chứng nhận cho bên nhận chuyển nhượng là hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở; gửi Giấy chứng nhận cho Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp tỉnh;

– Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định; chuẩn bị hồ sơ để cơ quan Tài nguyên và Môi trường để thẩm định trình ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; gửi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền trên đất cho Ủy ban nhân dân cấp xã để trao cho người được cấp;

* Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tiến hành lồng ghép việc kiểm tra, xét duyệt hồ sơ đăng ký của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện và của Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:

– Trong quá trình Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện kiểm tra, xác nhận hồ sơ đăng ký của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện cần phối hợp để thực hiện tại xã đối với các công việc sau đây:

– Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã cùng thực hiện kiểm tra sự đầy đủ, rõ ràng, thống nhất của hồ sơ kê khai đăng ký đã tiếp nhận; phân loại hồ sơ đăng ký để phục vụ cho thẩm tra, xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã và việc duyệt cấp Giấy chứng nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện gồm:

+ Hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận lần đầu, trong đó được phân theo từng loại nguồn gốc sử dụng đất;

+ Hồ sơ cấp đổi Giấy chứng nhận;

+ Hồ sơ đăng ký biến động đất đai, trong đó phân theo từng loại hình biến động.

– Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc thẩm tra, xác nhận hồ sơ đăng ký của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật đất đai đối với mỗi loại thủ tục hành chính.

– Kiểm tra kết quả xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã đối với từng hồ sơ đăng ký của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư ngay sau khi được xác nhận.

– Xác định điều kiện cấp Giấy chứng nhận, điều kiện đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất và ghi ý kiến của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện vào từng hồ sơ đăng ký theo thẩm quyền phân cấp quy định đối với mỗi loại thủ tục hành chính.

  1. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện

Kiểm tra, xác nhận vào hồ sơ, lập thủ tục trình UBND cùng cấp ra quyết định, ký cấp Giấy chứng nhận chuyển Giấy chứng nhận đã ký cho UBND xã qua Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cùng cấp để cấp phát theo quy định.

Thời hạn thực hiện theo quy định của UBND tỉnh Sơn La về việc ban hành Quy định trình tự, thủ tục hành chính về quản lý và sử dụng đất đai.

Trường hợp được UBND huyện Sốp Cộp giao cho Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện làm đại diện chủ đầu tư, trách nhiệm của phòng Tài nguyên và Môi trường cần thực hiện:

– Lập kế hoạch nhiệm vụ, kế hoạch tài chính – vật tư và phương án triển khai;

– Cung cấp các tài liệu đo đạc bản đồ đã có trong khu đo.

– Lập kế hoạch thông báo với các cơ quan địa phương về việc đo đạc địa chính, cấp Giấy chứng nhận tại xã.

– Theo dõi giám sát đơn vị thi công.

– Tổ chức kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình sản phẩm của đơn vị thi công. Tạm ứng kinh phí thi công, thanh lý công trình khi đơn vị thi công bàn giao sản phẩm theo hợp đồng.

– Giải quyết các vấn đề vướng mắc trong quá trình thi công mà cấp xã, không đủ thẩm quyền giải quyết; tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết các vướng mắc theo quy định.

  1. Chi cục thuế huyện Sốp Cộp

Tiếp nhận và xác nhận vào hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính do Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện chuyển đến.

Thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 88/2016/TTLT/BTC-BTNMT, ngày 22/6/2016 của liên Bộ Tài chính – Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ và trình tự, thủ tục tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai của người sử dụng.

VII.2.4.12. Quy định về lập hồ sơ địa chính

  1. Sổ mục kê đất đai.

– Sổ mục kê đất đai được lập để liệt kê các thửa đất và đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất theo kết quả đo vẽ lập, chỉnh lý bản đồ địa chính, trích đo địa chính thửa đất trong phạm vi đơn vị hành chính cấp xã.

– Nội dung sổ mục kê đất đai gồm số thứ tự tờ bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính; số thứ tự thửa đất, đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất; tên người sử dụng, quản lý đất; mã đối tượng sử dụng, quản lý đất; diện tích; loại đất (bao gồm loại đất theo hiện trạng, loại đất theo giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất, loại đất theo quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt).

– Sổ mục kê đất đai được lập dưới dạng số, lưu giữ trong cơ sở dữ liệu đất đai, được in cùng với bản đồ địa chính để lưu trữ và được sao để sử dụng đối với nơi chưa có điều kiện khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu đất đai.

Việc lập sổ mục kê đất đai được thực hiện sau khi hoàn thành việc biên tập mảnh bản đồ địa chính.

– Nội dung, hình thức quy định chi tiết lập sổ mục kê đất đai thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục số 15 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

  1. Sổ địa chính.

– Sổ địa chính được lập để ghi nhận kết quả đăng ký, làm cơ sở để xác định tình trạng pháp lý và giám sát, bảo hộ các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người được Nhà nước giao quản lý đất theo quy định của pháp luật đất đai.

– Nội dung sổ địa chính bao gồm các dữ liệu sau:

+ Dữ liệu về số hiệu, địa chỉ, diện tích của thửa đất hoặc đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất;

+ Dữ liệu về người sử dụng đất, người được Nhà nước giao quản lý đất;

+ Dữ liệu về quyền sử dụng đất, quyền quản lý đất;

+ Dữ liệu về tài sản gắn liền với đất (gồm cả dữ liệu về chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất);

+ Dữ liệu tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, quyền quản lý đất;

+ Dữ liệu về sự thay đổi trong quá trình sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất.

– Khu đo huyệnPhù Yênchưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và chưa có điều kiện lập sổ địa chính dạng số, do vậy phải lập hồ sơ địa chính theo quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính.

  1. Sổ cấp Giấy chứng nhận

– Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là sổ cấp Giấy chứng nhận) được lập để theo dõi, quản lý việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận) như sau:

+ Sổ cấp Giấy chứng nhận đối với các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư tại nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam được lập theo đơn vị hành chính cấp xã.

+ Giấy chứng nhận đã ký được vào sổ cấp Giấy chứng nhận theo thứ tự liên tiếp tương ứng với thứ tự ký cấp Giấy chứng nhận; nội dung thông tin của hai Giấy chứng nhận liên tiếp được chia cách bằng một đường thẳng gạch ngang bằng mực đen.

– Các trang nội dung sổ được ghi như sau:

+ Cột Số thứ tự: ghi số thứ tự Giấy chứng nhận được cấp tiếp theo số thứ tự của Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định tại Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

+ Cột Tên và địa chỉ của người được cấp Giấy chứng nhận được ghi như trên giấy đã cấp. Trường hợp có nhiều người cùng sử dụng chung thửa đất, sở hữu chung tài sản gắn liền đất và được cấp mỗi người một Giấy thì lần lượt ghi tên và địa chỉ của từng người vào các dòng dưới kế tiếp.

+ Cột Số phát hành Giấy chứng nhận: ghi mã và số thứ tự phát hành in ở góc dưới bên phải trang 1 của Giấy chứng nhận.

+ Cột Ngày ký Giấy chứng nhận: ghi ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận ở dạng “…/…/…”.

+ Cột Ngày giao Giấy chứng nhận: ghi ngày tháng năm giao Giấy chứng nhận cho người được cấp Giấy chứng nhận hoặc đại diện cơ quan nhận hồ sơ và trả kết quả; hình thức thể hiện: “…/…/…”.

+ Cột Họ tên, chữ ký của người nhận Giấy chứng nhận: Người nhận Giấy chứng nhận là đại diện cơ quan nhận hồ sơ và trả kết quả hoặc người đại diện của tổ chức ký, ghi rõ họ tên và chức danh của người ký.

+ Cột Ghi chú để ghi chú thích đối với những trường hợp sau:

  1. a) Trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận do Nhà nước thu hồi đất hoặc cấp Giấy chứng nhận trái pháp luật thì gạch bằng mực đỏ vào dòng ghi thông tin về Giấy chứng nhận đã hoặc thu hồi và ghi “Thu hồi Giấy chứng nhận do… (ghi lý do thu hồi)” vào cột Ghi chú;
  2. b) Trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận do tách thửa, hợp thửa, cấp đổi Giấy chứng nhận; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và các trường hợp khác phù hợp quy định của pháp luật ghi “Thu hồi Giấy chứng nhận do… (ghi lý do thu hồi), Cấp Giấy chứng nhận mới số:… (ghi số vào sổ cấp Giấy chứng nhận)” vào cột Ghi chú;
  3. c) Trường hợp mất Giấy chứng nhận và cấp lại Giấy chứng nhận mới thì gạch bằng mực đỏ vào dòng ghi thông tin về Giấy chứng nhận đã mất và ghi “Mất Giấy chứng nhận, cấp lại Giấy chứng nhận mới số:… (ghi số vào sổ cấp Giấy chứng nhận)” vào cột Ghi chú;
  4. d) Nhiều người cùng sử dụng đất thì ghi “Đồng quyền sử dụng đất”; trường hợp nhiều chủ cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất thì ghi “Đồng sở hữu tài sản”;

đ) Trường hợp người nhận Giấy chứng nhận là người được ủy quyền thì phải có giấy tờ ủy quyền và ghi chú “Được ủy quyền theo văn bản số…, ngày …/…/…”.

  1. Sổ theo dõi biến động đất đai.

– Sổ theo dõi biến động đất đai được lập ở cấp xã để theo dõi tình hình đăng ký biến động về sử dụng đất và làm cơ sở để thực hiện thống kê diện tích đất đai hàng năm.

– Việc ghi vào sổ thực hiện đối với tất cả các trường hợp đăng ký biến động về sử dụng đất đã được chỉnh lý, cập nhật vào sơ sở dữ liệu địa chính, sổ địa chính.

– Thứ tự ghi vào sổ thực hiện theo thứ tự thời gian đăng ký biến động về sử dụng đất.

– Yêu cầu đối với thông tin ghi trong sổ theo dõi biến động đất đai như sau:

  1. a) Họ, tên và địa chỉ của người đăng ký biến động về sử dụng đất;
  2. b) Thời điểm đăng ký biến động ghi chính xác đến phút;
  3. c) Mã thửa của thửa đất có biến động hoặc mã thửa của thửa đất mới được tạo thành;
  4. d) Nội dung biến động ghi vào sổ đối với từng trường hợp được thực hiện theo hướng dẫn chi tiết tại các trang đầu của mỗi quyển sổ

 

VII.2.4.13. Trách nhiệm lập và nghiệm thu hồ sơ địa chính:

  1. Trách nhiệm lập hồ sơ địa chính:

Công tác lập hồ sơ địa chính được chủ đầu tư ký hợp đồng với các đơn vị tư vấn có giấy phép hoạt động trong lĩnh vực Đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính và cấp Giấy chứng nhận.

* Hồ sơ địa chính phải được kiểm tra, nghiệm thu và xác nhận theo quy định sau đây:

– Bản đồ địa chính phải được kiểm tra, nghiệm thu và xác nhận theo quy định của quy phạm thành lập bản đồ địa chính;

– Việc nhập dữ liệu bản đồ địa chính vào cơ sở dữ liệu phải được kiểm tra nghiệm thu theo quy định về chuẩn hoá dữ liệu địa chính của Bộ Tài nguyên và môi trường;

– Việc nhập dữ liệu thuộc tính địa chính vào cơ sở dữ liệu địa chính phải được kiểm tra ngay trong quá trình nhập dữ liệu theo quy định của phần mềm nhập liệu;

– Sổ địa chính, sổ mục kê đất đai được kiểm tra, nghiệm thu và xác nhận trước khi đưa vào sử dụng ở các cấp. Nội dung kiểm tra phải đối soát thống nhất về tất cả các thông tin giữa sổ địa chính, sổ mục kê và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hoặc hồ sơ cấp giấy chứng nhận).

  1. Trách nhiệm kiểm tra, nghiệm thu hồ sơ địa chính:
  2. Trường hợp chủ đầu tư sử dụngcơ quan cơ quan chuyên môn của mình kiểm tra khối lượng, chất lượng công trình sản phẩm:

– Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra, nghiệm thu chất lượng sản phẩm hồ sơ địa chính theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 28 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT.

– Phòng Tài nguyên và Môi trường; Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện có trách nhiệm kiểm tra việc nhập dữ liệu thuộc tính địa chính trong quá trình thực hiện; tổ chức kiểm tra việc lập hồ sơ đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận và lập hồ sơ địa chính của đơn vị thi công về số lượng, chất lượng tính đầy đủ của hồ sơ; kết quả kiểm tra, thẩm định phải lập thành biên bản trước khi trình UBND huyện ký Giấy chứng nhận.

Mức độ kiểm tra khối lượng, chất lượng công trình, sản phẩm thực hiện theo Thông tư số 49/2016/TT-BTNMTngày 28 tháng 12 năm 2016của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

  1. Trường hợp chủ đầu tư thuê đơn vị tư vấn kiểm tra khối lượng, chất lượng công trình, sản phẩm:

Trường hợp chủ đầu tư thuê chuyên gia, thuê cơ quan tư vấn để thực hiện công tác kiểm tra (gọi chung là cơ quan kiểm tra); đơn vị tư vấn kiểm tra có trách nhiệm thay chủ đầu tư kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm của đơn vị thi công đảm bảo đúng Thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt, đúng quy trình quy phạm và các quy định hiện hành; Mức độ kiểm tra khối lượng, chất lượng công trình, sản phẩm thực hiện theo Thông tư số 49/2016/TT-BTNMTngày 28 tháng 12 năm 2016của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Đơn vị tư vấn kiểm tra khối lượng, chất lượng công trình, sản phẩm chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về kết quả kiểm tra đối với những sản phẩm, công việc được ký hợp đồng thực hiện. Sau khi kết thúc việc kiểm tra chất lượng, xác định khối lượng sản phẩm thì cơ quan kiểm tra phải lập Báo cáo kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm địa chính đã hoàn thành của đơn vị thi công theo Mẫu số 5 Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư số 49/2016/TT-BTNMTngày 28 tháng 12 năm 2016của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

VII.2.4.14. Cập nhật chỉnh lý bản đồ địa chính sau khi đăng ký cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận.

Trong quá trình kê khai, đăng ký cấp mới, cấp đổi Giấy chứng nhận một số thông tin về thửa đất có thể có sự thay đổi, vì vậy người làm công tác kê khai, đăng ký phải ghi đầy đủ, chi tiết các số liệu về kích thước, loại đất, tên chủ v.v… của các thửa đất thay đổi đó, số liệu được nhập vào file sau đó tổng hợp in ra hồ sơ cần thiết để làm tài liệu đăng ký.

Sau khi hoàn thành công tác đăng ký, kê khai, cấp giấy chứng nhận đơn vị thi công có trách nhiệm thu thập lại toàn bộ tài liệu, xem xét và chỉnh sửa những thửa đất thay đổi và chỉnh sửa bổ sung tài liệu có liên quan một cách triệt để (kể cả bản địa chính và bản đồ địa chính số) cho phù hợp với Giấy chứng nhận được cấp trước khi nhân bộ nghiệm thu và bàn giao sản phẩm cuối cùng.

VII.2.5. CÔNG TÁC KIỂM TRA NGHIỆM THU, GIAO NỘP SẢN PHẨM

  1. Kiểm tra nghiệm thu sản phẩm

Công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm được thực hiện theo qui định tại Thông tư số 49/2016/TT-BTNMTngày 28/12/2016của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ngoài việc quy định các bộ phận chuyên môn ở từng cấp (đơn vị tư vấn, xã, huyện, tỉnh) phải thường xuyên kiểm tra chặt chẽ từng khâu trong quá trình tổ chức đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký, xét duyệt, lập tờ trình… tại Thông tư số 49/2016/TT-BTNMTngày 28/12/2016của Bộ Tài nguyên và Môi trường về về công tác giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm trong lĩnh vực quản lý đất đai. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện cần thực hiện các bước kiểm tra sau:

– Trước khi bàn giao bản đồ địa chính và hồ sơ kèm theo cho cấp xã cần kiểm tra tính đầy đủ, thống nhất của hồ sơ.

– Thường xuyên cử cán bộ chuyên môn phụ trách địa bàn kiểm tra, giải quyết kịp thời các vướng mắc về chuyên môn, tránh việc xã và đơn vị tư vấn phải xin ý kiến cấp trên nhiều lần gây phiền hà cho nhân dân.

– Sau khi hoàn thành công tác đăng ký, cấp Giấy chứng nhận ở từng địa phương, phải kiểm tra chặt chẽ từng hồ sơ và chỉ đạo công tác lưu trữ theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

  1. Giao nộp sản phẩm
TT Danh mục tài liệu giao nộp Đơn

vị tính

Số lượng
1 – Bản Ghi chú điểm tọa độ địa chính; Bảng tọa độ lưới địa chính, lưới khống chế đo vẽ: 01 bộ; Bộ 03
2 – Bản đồ địa chính dạng giấy và dạng số: 01 bộ; Bộ 03
3 – Sổ mục kê đất đai dạng giấy và dạng số: 01 bộ; Bộ 01
4 – Biên bản xác nhận thể hiện địa giới hành chính: 01 bộ; Bộ 03
5 – Biên bản xác nhận việc công khai bản đồ địa chính: 01 bộ; Bộ 03
6 – Bảng tổng hợp số thừa, diện tích, số chủ sử dụng, quản lý trong đơn vị hành chính theo hiện trạng đo đạc bản đồ địa chính: 01 bộ; Bộ 03
7 – Biên bản bàn giao sản phẩm đo đạc lập bản đồ địa chính: 01 bộ. Bộ 03
10 Giấy tờ thủ tục đăng ký, cấp GCN (Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014,; bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất và các giấy tờ có liên quan khác. Bộ 03
11 Sổ theo dõi cấp GCN Bộ 01
12 Biên bản bàn giao kết quả đo đạc thành lập bản đồ địa chính Bộ 06
13 Thông báo công khai danh sách các chủ sử dụng đủ, không đủ điều kiện cấp GCN Bộ 02
14 Biên bản kết thúc công khai hồ sơ Bộ 02
15 Danh sách chủ sử dụng đủ điều kiện cấp GCN thuộc thẩm quyền huyện Bộ 02
16 Biên bản xét duyệt đơn xin cấp GCN của Hội đồng tư vấn (cấp xã) Bộ 03
17 Danh sách chủ sử dụng đủ điều kiện cấp GCN thuộc thẩm quyền cấp tỉnh Bộ 03
18 Danh sách chủ sử dụng chưa đủ điều kiện cấp GCN thuộc thẩm quyền thành phố Bộ 02
19 Danh sách chủ sử dụng chưa đủ điều kiện cấp GCN thuộc thẩm quyền cấp tỉnh Bộ 03
20 Quyết định cấp GCN Bộ 04
21 Danh sách chủ sử dụng cấp đổi GCN Bộ 02
22 Hồ sơ đăng ký (đơn, GCN, các giấy tờ liên quan, bản vẽ trích lục, …)

+ Hộ gia đình cá nhân

+ Tổ chức

 

Bộ

 

 

02

03

13 Báo cáo kiểm tra nghiệm thu và tổng kết kỹ thuật của đơn vị thi công Bộ 06
24 Hồ sơ kiểm tra nghiệm thu cấp chủ đầu tư Bộ 06
25 Biên bản bàn giao sản phẩm xã Bộ 05
26 Hồ sơ, tài liệu khác có liên quan theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường Bộ 02
27 Đĩa CD ghi toàn bộ dữ liệu Bộ 03

 

VII.2.6. DỰ TÍNH KHỐI LƯỢNG ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY CNQSD ĐẤT

Theo quy định tại Luật Đất đai năm 2013 khi cấp mới, cấp đổi GCN được thực hiện đến từng thửa đất nhưng trên địa bàn tỉnh Sơn La nói chung chưa thực hiện xong phương án cuối cùng “dồn điền đổi thửa” tại khu vực đất sản xuất nông nghiệp, do đó khi tiến hành cấp GCN được phép cấp chung nhiều thửa đất nông nghiệp vào một giấy.

Qua điều tra khảo sát, thu thập số liệu tình hình quản lý, sử dụng đất, số lượng thửa đất, số GCN đã cấp, số chủ sử dụng đất được cấp đến 31/12/2013, số thửa đất bình quân đã cấp/01 GCN của từng xã, phường, từ đó làm cơ sở dự tính số lượng GCN cần cấp mới, cấp đổi trên địa bàn có tính toán đến yếu tố biến động thửa đất của từng xã, phường trong khu đo và quy hoạch sử dụng đất của địa phương. Trường hợp những thửa đất chưa được cấp giấy thì người sử dụng đất kiểm tra và làm đơn đề nghị cấp mới giấy CNQSD đất, đơn giá cấp mới giấy CNQSD đất sẽ áp dụng theo đơn giá cấp mới đồng loạt; Trường hợp cấp đổi GCN mà có thay đổi về hình dạng, diện tích vượt hạn sai quy định thì áp dụng mức cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng lần đầu.

Khối lượng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được thống kế như sau:

STT Hạng mục ĐVT Khối lượng Ghi chú
1 Cấp đổi hộ gia đình cá nhân Giấy 530
Số thửa tăng thêm Thửa 150  
2 Cấp mới đất tổ chức Giấy 02

 

VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

  1. Ủy ban nhân dân huyện Phù Yêngiao Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện (chủ đầu tư) giúp UBND huyện chỉ đạo triển khai thực hiện dự án; Lựa chọn đơn vị tư vấn có đủ năng lực thi công dự án.
  2. 2. Ủy ban nhân dân huyện Phù Yên chỉ đạo phòng Tài nguyênvà Môi trường, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, UBND xã phối hợp với đơn vị tư vấn triển khai thực hiện dự án, kiểm tra khối lượng, chất lượng công trình, sản phẩm.
  3. DỰ TOÁN KINH PHÍ
  4. CÁC VĂN BẢN ÁP DỤNG LẬP DỰ TOÁN.

– Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;

– Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;

– Nghị định 38/2019/NĐ-CP ngày 09/5/2019 của Chính phủ Quy định mức lương cơ sở đối với công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;

– Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT, ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính.

– Thông tư 14/2017/TT-BTNMT, ngày 20 tháng 7 năm 2017 của Bộ Tài nguyên và môi trường Quy định về định mức kinh tế – kỹ thuật, đo đạc, lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

– Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005 của liên Bộ Nội Vụ, Lao động thương binh và Xã hội, Tài chính, Ủy ban dân tộc về việc hướng dẫn chế độ phụ cấp khu vực;

– Thông tư số 26/2015/TT-BLĐTBXH ngày 14/7/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng xác định chi phí lương trong đơn giá sản phẩm, dịch vụ công ích sử dụng vống ngân sách nhà nước;

– Thông tư số 136/2017/TT-BTC ngày 22/12/2017 của Bộ Tài chính quy định lập, quản lý, sử dụng kinh phí chi hoạt động kinh tế đối với các nhiệm vụ chi về Tài nguyên và Môi trường;

– Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước;

– Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về Công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;

– Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Bải hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành quy trình thu Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT;

– Quyết định số 648/QĐ-BCT ngày 20/3/2019 của Bộ Công thương về điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và quy định giá bán điện;

– Công văn số 53/LĐTBXH-LĐVL, ngày 26/01/2011 của Sở Lao động thương binh xã hội tỉnh Sơn Lahướng dẫn về việc xác định tiền công cho lao động phổ thông để lập dự toán đo đạc bản đồ và quản lý đất đai;

B.Thuyết minh dự toán:

2.1Chi phí lập nhiệm vụ, dự án:

Theo quy định tại Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư số 136/2017/TT-BTC ngày 22/12/2017 của Bộ Tài chính: Chi phí lập nhiệm vụ dự án được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí trực tiếp thực hiện nhiệm vụ, dự án, cụ thể như sau:

2.1. Chi phí lập nhiệm vụ dự án (Khảo sát lập thiết kế kỹ thuật – dự toán) hạng mục đo đạc lập bản bản đồ địa chính (thuộc nhóm II): 3,54%;

2.2. Chi phí lập nhiệm vụ dự án (Khảo sát lập thiết kế kỹ thuật – dự toán) hạng mục lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận (thuộc nhóm III): 1,6%;

2.2. Chi phí thực hiện nhiệm vụ dự án

2.2.1- Chi phí trực tiếp:

  1. Chi phí nhân công: Gồm chi phí lao động kỹ thuật và chi phí lao động phổ thông tham gia trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, dự án.

* Chi phí lao động kỹ thuật được tính theo công thức:

Chi phí lao động kỹ thuật = Số công lao động kỹ thuật theo định mức x Đơn giá ngày công lao động kỹ thuật

 

Đơn giá ngày công lao động kỹ thuật  

=

Tiền lương 1 tháng theo cấp bậc kỹ thuật quy định trong định mức + Các khoản phụ cấp, đóng góp 01 tháng theo chế độ
26 ngày

 

Trong đó:

– Tiền lương 01 tháng theo cấp bậc kỹ thuật quy định trong định mức thực hiện theo hệ số lương ban hành theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; mức lương cơ sở tính theoNghị định số 38/2019/NĐ-CP ngày 09/5/2019 của Chính phủ Quy định mức lương cơ sở đối với công chức, viên chức và lực lượng vũ trang là 1.490.000 đồng/tháng.

– Các khoản phụ cấp đối với người làm công tác đo đạc lập bản đồ và quản lý đất đai gồm:

+ Phụ cấp khu vực: Tính bình quân trên địa bàn Sơn La là 0,5 mức lương  cơ bản (áp dụng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005 của liên Bộ Nội Vụ, Lao động thương binh và Xã hội, Tài chính, Ủy ban dân tộc về việc hướng dẫn chế độ phụ cấp khu vực).

+ Phụ cấp lưu động: tính bằng 0,4 mức lương cơ bản (áp dụng theo quy định tại Thông tư số 26/2015/TT-BLĐTBXH ngày 14/7/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội).

+ Phụ cấp trách nhiệm: Mức 0,2 lương cơ bản cho tổ bình quân 5 người (áp dụng theo quy định tại Thông tư số 26/2015/TT-BLĐTBXH ngày 14/7/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội).

+ Các khoản đóng góp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ: 23,5% lương cấp bậc kỹ thuật (áp dụng theo quy định tại Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Bải hiểm xã hội Việt Nam).

Ngoài ra theo quy định tại Thông tư số 14/2017/TT-BTNMT, ngày 20/7/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trườngthì mức lao động kỹ thuật khi phải ngừng nghỉ do thời tiết của lao động kỹ thuật ngoại nghiệp đối với công việc đo đạc, lập bản đồ địa chính được tính theo hệ số 0,25.

* Chi phí lao động phổ thông: được tính theo công thức:

 

Chi phí lao động phổ thông = Số công lao động phổ thông theo định mức x Đơn giá ngày công lao động phổ thông

 

Tiền công ngày = Tiền lương cơ bản + các khoản phụ cấp + BHXH
26 ngày

– Đơn giá công lao động phổ thông được tính theo quy định tại công văn số 53/LĐTBXH-LĐTL ngày 26/01/2011 của Sở Lao động thương binh xã hội tỉnh Sơn La V/v xác định tiền công lao động phổ thông để lập dự toán đo đạc bản đồ và quản lý đất đai.

  1. Chi phí vật liệu: Là giá trị vật liệu chính, vật liệu phụ dùng trực tiếp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, dự án
Chi phí vật liệu = ∑ (Số lượng từng loại vật liệu theo định mức x Đơn giá từng liệu loại vật liệu

– Số lượng vật liệu được xác định trên cơ sở định mức sử dụng vật liệu được tính theo quy định tại Thông tư số 14/2017/TT-BTNMT, ngày 20/7/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

– Đơn giá vật liệu được lấy theo giá thị trường trên địa bàn tỉnh Sơn La.

– Mức vật liệu nhỏ nhặt và hao hụt được tính bằng 8%.

  1. Chi phí công cụ, dụng cụ: Là giá trị công cụ, dụng cụ được phân bổ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, dự án. Cách tính cụ thể như sau:
Chi phí công cụ, dụng cụ = Số ca sử dụng công cụ  dụng cụ theo định mức x Đơn giá sử dụng công cụ dụng cụ phân bổ cho 1 ca

Trong đó:

Đơn giá sử dụng công cụ, dụng cụ phân bổ 1 ca = Đơn giá công cụ dụng cụ

 

Niên hạn sử dụng công cụ, dụng cụ x 26 ca  định mức (tháng)

 

– Đơn giá công cụ, dụng cụ được tính theo giá thị trường trên địa bàn tỉnh Sơn La.

– Số ca sử dụng và niên hạn sử dụng công cụ, dụng cụ tính theo Thông tư số 14/2017/TT-BTNMT, ngày 20/7/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

– Mức cho các dụng cụ nhỏ, phụ được tính bằng 5% mức dụng cụ.

  1. Chi phí khấu hao máy móc thiết bị: cách tính cụ thể như sau:

 

Chi phí khấu hao = Số ca máy theo định mức x Mức khấu hao một ca máy

 

Trong đó:

 

Mức khấu hao một ca máy = Nguyên giá

 

Số ca máy sử dụng một năm x  Số năm sử dụng

– Số ca máy sử dụng một năm: Máy ngoại nghiệp là 250 ca; máy nội nghiệp là 500 ca;

– Số năm sử dụng cho từng nhóm thiết bị quy định tại Thông tư số 136/2017/TT-BTC ngày 22/12/2017 của Bộ Tài chính.

  1. Chi phí năng lượng: Được tính theo công thức:

 

Chi phí năng lượng = Năng lượng tiêu hao
theo định mức
x Đơn giá
do Nhà nước quy định

Đơn giá năng lượng tính theo Quyết định số 648/QĐ-BCT ngày 20/3/2019 của Bộ Công thương về điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và quy định giá bán điện;

2.3. Chi phí chung:

Theo quy định tại Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư số 136/2017/TT-BTC ngày 22/12/2017 của Bộ Tài chính: Chi phí chung được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí trực tiếp thực hiện nhiệm vụ, dự án, cụ thể như sau:

2.3.1. Hạng mục đo đạc lập bản bản đồ địa chính thuộc nhóm II:

+ Chi phí chung cho công việc Ngoại nghiệp: 25%;

+ Chi phí chung cho công việc Nội nghiệp: 15%;

2.3.2. Hạng mục lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận thuộc nhóm III:

+ Chi phí chung: 15%;

2.4. Chi phí khác:

– Chi phí kiểm tra nghiệm thu nhiệm vụ, dự án: Theo quy định tại Thông tư số 136/2017/TT-BTC ngày 22/12/2017 của Bộ Tài chính: Chi kiểm tra nghiệm thu nhiệm vụ dự án được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí trực tiếp + chi phí chung thực hiện nhiệm vụ, dự án, cụ thể như sau:

2.4.1. Hạng mục đo đạc lập bản bản đồ địa chính thuộc nhóm II:

+ Chi kiểm tra nghiệm thu nhiệm vụ dự án: Ngoại nghiệp: 4%;

+ Chi kiểm tra nghiệm thu nhiệm vụ dự án: Nội nghiệp: 3%;

2.4.2. Hạng mục lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận thuộc nhóm III:

+ Chi kiểm tra nghiệm thu nhiệm vụ dự án: 4%;

2.5. Thuế GTGT: Tính bằng 10% của đơn giá sản phẩm trước thuế.

  1. 3. Chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu; phê duyệt quyết toán; kiểm toán:

6.1. Chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu: Thực hiện theo Điều 9, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu (0,43% x Tổng mức đầu tư)

6.2. Chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán: 0,95% x Tổng mức đầu tư (Thực hiện theo Điều 21, Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính)

6.3. Chi phí kiểm toán: 1,6% x (Tổng mức đầu tư + Thuế GTGT), Thực hiện theo Điều 21, Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính.

  1. Khối lượng công việc:

– Đo đạc lập bản đồ địa chính: 208,58 ha, trong đó:

+ Đo đạc, lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000:  10,29 ha.

+ Đo đạc, lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000:  198,29 ha.

+ Lập hồ sơ đăng ký đất đai, cấp giấy CN QSD đất: 125 hồ sơ và 125 giấy CN QSD đất. Tổng số lượng thửa đất tăng thêm đối với đất sản xuất cấp chung GCN 47 thửa).

  1. Dự toán kinh phí:

Tổng dự toán kinh phí: 537.912.000 đồng.

Bằng chữ: Năm trăm ba mươi bảy triệu chín trăm mười hai nghìn đồng.

– Chi phí lập nhiệm vụ, dự án:                                           12.503.000 đồng

– Chi phí thực hiện nhiệm vụ, dự án:                            491.411.479 đồng

+ Đo đạc lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000:                  46.418.949 đồng

+ Đo đạc lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000:                  333.488.284 đồng

+ Đăng ký, cấp GCNQSD đất cho các hộ gia đình:        111.504.246 đồng

– Các chi phí khác:                                                            18.870.123 đồng

+ Chi phí KTNT nhiệm vụ, dự án đo đạc BĐĐC:             14.409.953 đồng

+ Chi phí KTNT nhiệm vụ, dự án lập HS cấp GCN:          4.460.170 đồng

– Chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu:                        2.248.000 đồng

– Chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán:                              4.515.000 đồng

– Chi phí kiểm toán:                                                            8.364.000 đồng

 

(Có phụ lục chi tiết kèm theo)

 

 

  1. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
  2. Kết luận:

Thiết kế kỹ thuật – Dự toán Đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký, cấp GCN, lập hồ sơ địa chính đối với phần diện tích có nguồn gốc từ nông, lâm trườngvà diện tích bàn giao cho huyện Phù Yên được lập trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các giải pháp và mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh và trên cơ sở các quy định hiện hành.

Các số liệu, tài liệu sử dụng để thiết kế kỹ thuật – Dự toán căn cứ vào kết quả điều tra, rà soát công tác đo đạc bản đồ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện Phù Yên; thực trạng công tác quản lý, sử dụng đất trên địa bàn khu đo trong thời gian qua. Thiết kế kỹ thuật – Dự toán cũng đã áp dụng đúng định mức kinh tế – kỹ thuật và chính sách tiền lương ở từng thời kỳ thực hiện Dự án một cách phù hợp theo quy định hiện hành; thiết kế kỹ thuật đưa ra giải pháp phù hợp để xây dựng mô hình hệ thống đăng ký đất đai hoàn chỉnh, hiện đại cả về tổ chức bộ máy, nhân lực, trang thiết bị và các điều kiện làm việc cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất các cấp, hoàn thành việc đo đạc lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận và chỉnh lý cập nhật biến động thường xuyên sẽ là tiền đề cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư. Vì vậy Thiết kế kỹ thuật – Dự toán Đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký, cấp GCN, lập hồ sơ địa chính đối với phần diện tích có nguồn gốc từ nông, lâm trườngvà diện tích bàn giao cho huyện Phù Yêntrên địa bàn huyện Phù Yên có tính khả thi cao.

Ngoài Thiết kế kỹ thuật – Dự toán này, các nội dung về đo đạc, đăng ký cấp giấy chứng nhận được thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật về đất đai. Trường hợp trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc thì chủ đầu tư báo cáo cơ quan cấp có thẩm quyền xem xét, chỉ đạo thực hiện.

Sau khi thực hiện, sản phẩm của Dự án là tài liệu hệ thống hồ sơ gốc cơ bản về đất đai, do đó mang tính xã hội, tính pháp lý cao, có ảnh hưởng tích cực, trực tiếp đến người sử dụng đất trong toàn địa bàn khu đo. Dự án khi thực hiện xong sẽ mang lại hiệu quả lớn về kinh tế và xã hội.

 

 

* Hiệu quả về kinh tế

Người sử dụng đất có đầy đủ hồ sơ pháp lý, đồng bộ, chính xác về thửa đất và quyền sử dụng trên diện tích đất được giao. Trên cơ sở đó cải tạo quy hoạch, sử dụng đất hiệu quả, phát triển kinh tế gia đình, ổn định đời sống.

Trên cơ sở sản phẩm của dự án giúp chính quyền các cấp quản lý chặt chẽ về đất đai, từ đó hoạch định, điều chỉnh kế hoạch quy hoạch sử dụng đất đai một cách hợp lý, đồng bộ khoa học hơn, cũng như quy hoạch cho đầu tư phát triển theo các chương trình trọng điểm chiến lược.

* Hiệu quả về xã hội

Xác định mối quan hệ giữa các cấp quản lý đất đai với người sử dụng đất giải quyết quyền lợi, trách nhiệm của người được giao đất theo đúng luật định.

Là cơ sở giải quyết tranh chấp đất đai giữa các chủ sử dụng đất với nhau, giữa các chủ sử dụng đất với Nhà nước.

Góp phần ổn định an ninh chính trị. Đồng thời trong quá trình thực hiện dự án cán bộ các cấp đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý, kỹ thuật, công nghệ góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai.

Sản phẩm của dự án là tài liệu cơ bản cho hoạch định chính sách củng cố ổn định an ninh quốc phòng.

  1. Kiến nghị

ĐểThiết kế Kỹ thuật – Dự toánĐo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký, cấp GCN, lập hồ sơ địa chính đối với phần diện tích có nguồn gốc từ nông, lâm trườngvà diện tích bàn giao cho huyện Phù Yênsớm được thực hiện, Phòng Tài nguyên và Môi trường đề nghị:

– Các phòng, ban ngành, các cơ quan chức năng của huyện xem xét thẩm định, làm cơ sở để trình UBND huyệnPhù Yênphê duyệt.

– Ủy ban nhân dân huyện Phù Yên phê duyệt Thiết kế kỹ thuật -Dự toán và cấp kinh phí theo kế hoạch thực hiện, tạo điều kiện cho việc triển khai thực hiện Dự án đạt kết quả tốt./.

 

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *